Hướng dẫn premiere pro chi tiết từng tính năng giúp người dùng nắm bắt cơ bản các thao tác sử dụng trên phần mềm dựng phim chuyên biệt này. Bởi không dễ để sử dụng Adobe Premiere, nhất là những người mới “nhập môn” biên tập, chỉnh sửa video.
Nếu bạn đang gặp rắc rối trong quá trình làm việc với premiere, hãy theo dõi bài viết dưới đây, cùng Việt Producer tìm ra giải pháp tốt nhất để thành thạo sử dụng phần mềm này.
Phân biệt phần mềm premiere cc và cs6
Phần mềm premiere cc và premiere cs6 có gì giống và khác nhau? Cùng Việt producer tìm hiểu ngay sau đây!
Giống nhau | Premiere cc pro | Premiere cs | |
Đều là phần mềm dựng phim chuyên nghiệp nằm trong bộ công cụ: Adobe CC và Adobe CS tốt và phổ biến hàng đầu thế giới. | |||
Khác nhau | Khái niệm | Premiere Pro CC là phần mềm dựng phim chuyên nghiệp với bộ công cụ cắt ghép, chỉnh sửa video đầy đủ,… phù hợp với các nhà làm phim chuyên nghiệp. | Premiere CS là phần mềm dựng phim thuộc bộ công cụ Adobe Creative Suite 6 trước khi được sát nhập chung vào Adobe Creative Cloud. |
Đặc điểm | Là phiên bản nâng cấp của Adobe Premiere,được ra đời với mục đích tạo nên những video ấn tượng, chất lượng cao. | Là phần mềm dựng phim của Adobe Creative Suite, được tạo ra để hỗ trợ chỉnh sửa, biên tập video cho các máy tính có cấu hình thấp. | |
Ưu điểm |
|
|
|
Nhược điểm |
|
|
Phần mềm Premiere cc pro và premiere cs có những điểm khác nhau nhất định nhưng nhìn chung giao diện và cách sử dụng các công cụ edit video của hai phần mềm đều giống nhau.
Dưới đây là hướng dẫn sử dụng Adobe premiere pro cc và premiere cs6 chi tiết với các tính năng nổi bật.
Hướng dẫn premiere pro cc, cs6 chi tiết từng tính năng
Premiere pro cc và Premiere CS có nhiều tính năng vượt trội, với bộ công cụ đầy đủ và tính năng chỉnh sửa mạnh mẽ.
Làm quen giao diện làm việc chính
Giao diện chính của phần mềm adobe premiere bao gồm các phần chính sau:
- Source Monitor: hỗ trợ tập hợp các file nguồn
- Program Monitor: nơi xem lại toàn bộ quá trình dựng
- Effect Pannel: công cụ lưu trữ kỹ xảo, hiệu ứng
- Timeline Pannel: theo dõi tiến độ làm việc của Sequence
Tạo dự án mới
Để tạo Project, bạn cần thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Khởi động phần mềm Premiere
Bước 2: Người dùng có thể tạo project theo 3 cách sau:
- Cách 1: Nhấn chọn New Project tại bảng menu
- Cách 2: Trên menu > chọn File > chọn New > Nhấn chọn Project
- Cách 3: Nhấn phím tắt CTRL +ALT +N ( với máy Windows) hoặc COMMAND + ALT + N (với máy MacOS)
Bước 3: Đặt tên và chọn vị trí lưu video bằng cách điền thông tin vào Name project và Location > Chọn OK để hoàn thành.
Tạo sequence
Trong quá trình sử dụng Premiere, mọi thao tác chỉnh sửa và biên tập video đều diễn ra ở Sequence.
Ngay sau khi tạo dự án, bạn cần tạo một sequence với các thông số cụ thể.
Bước 1: Trên thanh công cụ Menu, chọn File > Chọn New > Nhấn chọn Sequence. Hoặc trong Project Panel > nhấn chọn New Item > Chọn Sequence
Bước 2: Nhấn chọn Sequence Preset đã được tự động thiết lập. Ngoài ra, người dùng nên chọn Available Presets phù hợp với chất lượng video gốc
Bước 3: Tại mục Sequence Name > Đặt tên cho Sequence > Chọn OK sau khi hoàn thành
Xem thêm: Cập nhật top các hiệu ứng trong adobe premiere pro chuyên nghiệp nhất
Import file
Để tải video lên Premiere, bạn phải Import file. Dưới đây là các cách import file vào phần mềm:
Cách 1: Chọn Menu > Chọn File > Nhấn chọn Import > Chọn file > Nhấn OK hoặc nhấn Ctrl + I (Windows) và COMMAND +I (MacOS)
Cách 2: Kéo trực tiếp file từ ngoài thả vào Source Monitor.
Cắt ghép video
Các công cụ cắt ghép cơ bản trên Adobe Premiere bao gồm:
- Selection Tool(V): Dùng để chọn và kéo các thành phần đến các vị trí khác nhau
- Razor Tool(C): dùng để cắt các đoạn video hoặc audio không cần thiết trên timeline
- Mark In (I): bắt đầu đoạn đánh dấu trong hộp thoại Source
- Mark Out (O): kết thúc đoạn đánh dấu trong hộp thoại Source
Khi kết hợp Mark In và Mark Out, bạn có thể đánh dấu 1 đoạn video bất kì trong source.
Cách cắt ghép video
Để tiến hành dựng một đoạn video trong Premiere, người dùng chỉ cần sắp xếp và di chuyển các đoạn video theo ý muốn. Ngoài ra, người dùng có thể chọn 1 đoạn video trong video gốc bằng Mark In và Mark Out, sau đó dùng công cụ Selection Tool để kéo đoạn video được đánh dấu xuống Timeline. Thực hiện tương tự với các đoạn video khác có thể giúp bạn sáng tạo nên video hoàn toàn mới.
Thêm hiệu ứng
Quá trình ghép các đoạn video lại với nhau sẽ khiến cả thước phim không được mượt mà tại điểm chuyển cảnh, do đó bạn cần thêm các hiệu ứng để video không bị gián đoạn.
Các bước chèn hiệu ứng chuyển cảnh:
Bước 1: Nhấn chọn Effect > Chọn Video transitions
Bước 2: Chọn hiệu ứng muốn áp dụng vào video. Một số hiệu ứng thông dụng bao gồm: Dip to White, Cross Dissolve, Film Dissolve,..
Bước 3: kéo thả hiệu ứng vào timeline và nhấn play để xem trước hiệu ứng chuyển cảnh
Xử lý âm thanh
Khi ghép các đoạn video lại với nhau thì âm thanh giữa các đoạn chuyển tiếp cũng thiếu sự mượt mà, lúc này bạn cần thêm hiệu ứng âm thanh.
Các bước chèn hiệu ứng âm thanh:
Bước 1: Nhấn vào tab Effect > Chọn Audio transitions
Bước 2: Chọn hiệu ứng âm thanh muốn sử dụng cho video của mình. Hiệu ứng được sử dụng phổ biến là Constant Power.
Bước 3: Kéo thả hiệu ứng vừa chọn vào timeline. Nhấn play để xem trước hiệu ứng vừa chèn.
Chỉnh màu sắc
Để chỉnh màu video trong Adobe Premiere, người dùng cần làm quen với công cụ Lumetri Color. Đây là công cụ chỉnh màu của adobe bao gồm các tính năng: curves, basic correction, color wheels, creative và vignette.
Các bước chỉnh màu trong adobe với lumetri color
Bước 1: Tùy chỉnh workspace bằng cách chọn Windows > Chọn Workspace > Chọn Color hoặc nhấn vào tab Color trên thanh workspaces. Lúc này bảng tùy chỉnh Lumetri Color sẽ hiện ra > Chọn video muốn chỉnh màu trên timeline và chỉnh trên Lumetri Color panel
Bước 2: Chỉnh màu và chỉnh sáng cho footage với basic correction.
Công cụ này bao gồm 4 tính năng chính: input LUT, White Balance, Saturation và Tone.
Bước 3: Chỉnh màu cho footage bằng các công cụ creative-look, curves, color wheels, vignette.
Xuất video trong premiere
Trước khi xuất thành phẩm, người dùng nên chú ý chống rung premiere. Xuất video trong premiere đơn giản với các bước dưới đây:
Bước 1: Chọn Menu > Chọn File > Chọn Export > Nhấn chọn Media hoặc bấm Ctrl +M
Bước 2: Bấm chọn Queue hoặc nhấn Export để xuất video. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ 2 lệnh này:
- Queue là lựa chọn cho phép người dùng xuất video với phần mềm nhưng phải cài đặt thêm Media encoder. Đây là phần mềm xuất video hoạt động độc lập với Premiere và do Adobe phát hành.
- Export: lựa chọn xuất video dành cho những người mới sử dụng. Với lựa chọn này, bạn sẽ dùng Premiere để render video.
Trên đây là hướng dẫn premiere pro chi tiết cho người dùng tham khảo, mong rằng có thể giúp bạn không còn gặp khó khăn trong quá trình dựng phim. Premiere là phần mềm biên tập video chuyên nghiệp, do đó nếu không nắm vững những công cụ cơ bản, việc sáng tạo và chỉnh sửa clip sẽ trở “khó nhằn”. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến hướng dẫn sử dụng premiere cc, truy cập trang web Việt Producer để biết thêm chi tiết.