Motion graphics after effects được coi là “làn gió mới” trong giới design nhiều năm trở lại đây. Sự ra đời của nghệ thuật chuyển động này hỗ trợ doanh nghiệp truyền tải thông điệp và khơi gợi cảm xúc của khách hàng một cách nhanh chóng thông qua các thước phim hoạt hình sống động. Chính sự biến hóa về hình khối, đường nét, con chữ,.. khiến người xem bị cuốn hút, tò mò và muốn khám phá những điều kì diệu ẩn sau đó.
Công cụ làm việc cơ bản trên phần mềm After Effects
After effects là phần mềm tạo chuyển động motion graphics được đánh giá cao với hàng loạt tính năng hấp dẫn. Trước khi thao tác trên phần mềm này, người dùng buộc phải làm quen với giao diện, hiểu và nắm rõ những tính năng cơ bản. Với Adobe After Effects, bạn cần tìm hiểu các khu vực làm việc cơ bản sau:
Các khu vực làm việc trên giao diện chính
- Khung project: là khu vực quản lý các file quan trọng, file dùng để thực hiện dựng video trên phần mềm
- Timeline: dùng để điều khiến các clip, animation,… trên thời gian thực
- Khu vực giữa hai panel: dùng để điều chỉnh kích thước của từng panel
Các phím tắt cơ bản
Một số phím tắt thường dùng trong after effects bao gồm:
- Alt + mouse wheel: phím tắt để zoom to vùng nhìn Timeline
- Mouse wheel: dùng để zoom to/ nhỏ vùng nhìn Composite
- Ctrl + Alt + B: có chức năng setup vùng làm việc có độ dài bằng Layer
- Ctrl + N: để tạo mới Composition
- Ctrl + Alt + Shift + N: chức năng tạo mới thư mục
- Ctrl +Shift + S: dùng để lưu file đã tạo
Sau khi đã nắm rõ khu vực làm việc cũng như các phím tắt cơ bản trên Adobe After effects, bạn có thể tận dụng công cụ này để tạo motion graphics ấn tượng, thu hút cho video của mình.
Làm chuyển động motion graphics after effects đơn giản cho người mới
Motion graphics giúp doanh nghiệp truyền tải lượng lớn thông điệp thông qua video ngắn, với chuyển động đầy trực quan và lôi cuốn. Để tạo đồ họa chuyển động trên after effects, bạn cần làm theo các bước sau:
Bước 1: Import file thiết kế cần tạo chuyển động graphics vào phần mềm > New composition để tạo dự án > Thiết lập thông số tại cửa sổ composition theo mong muốn > OK
Bước 2: Kéo file vừa thêm vào phần timeline > Chọn công cụ Scale để zoom to hình ảnh lên 55%
Bước 3: Tiếp theo, chọn từng yếu tố trong file thiết kế như: chữ, các hình ảnh, cây, cỏ, con đường,… và zoom to/nhỏ các yếu tố sao cho phù hợp trong khung hình
Bước 4: Sắp xếp các lớp layer hình ảnh và chữ, vật thể và điều chỉnh theo thứ tự để dễ dàng chỉnh sửa
Bước 5: Tạo chuyển động animation lần lượt cho từng vật thể trong file. Bắt đầu với hình ảnh nhà hát, bạn thực hiện điều chỉnh nhà hát chuyển động từ dưới lên bằng công cụ dời tâm. Chọn Behind > Chọn Selection Tool > Di chuyển chuột và kéo tâm xuống vị trí bên dưới.
Bước 6: Nhấn vào layer nhà hát > Nhấn phím add để hiển thị công cụ scale > Chọn dấu +/- trên timeline layer của nhà hát để zoom to/ nhỏ > Nhấn chọn page up/page down để tiến và lùi keyframe > Tiến 10 frame
Bước 7: Chọn nút Scale bên dưới layer nhà hát thành phố > Keyframe sẽ xuất hiện > Di chuyển chuột lùi về vị trí đầu của layer > Đặt keyframe tại vị trí này. Hình ảnh nhà thờ sẽ chuyển động từ dưới lên.
Bước 8: Tiếp tục lặp lại các thao tác trên với các vật thể còn lại bao gồm: cây cỏ, con đường, nhà hát,…
Bước 9: Thiết lập vị trí xuất hiện của từng vật thể > Tại đây, hình ảnh cây cối sẽ xuất hiện đầu tiên, nhà hát xuất hiện sau. Do đó, bạn chọn layer cây cối > Nhấn page down để kéo lùi frame. Kéo lùi layer nhà hát ra sau layer cây cối.
Bước 10: Nhấn chọn Ctrl A > Phím Move để thu gọn các layer giúp bạn dễ dàng chỉnh sửa tiếp mà không bị rối mắt
Bước 11: Chọn Ctrl A > Nhấn phím Move > Bôi đen các điểm keyframe > Nhấn F9 để tạo chuyển động chậm ở keyframe đầu tiên và cuối cùng
Bước 12: Tạo animation với chữ trong file thiết kế bằng cách đưa layer chữ lên trên cùng > Thực hiện dời tâm > Chọn selection Tool > Nhấn page up/ page down để tiến và lùi frame > Nhấn scale để đặt keyframe
Bước 13: Chọn công cụ Blur > Nhấn F4 để hiện biểu tượng Blur ở mỗi layer > Kích hoạt nút Blur ở tất cả các layer. Lúc này, các chuyển động trong video sẽ trở nên mượt mà và tự nhiên hơn.
Trên đây là hướng dẫn làm motion graphics after effects đơn giản giúp bạn dễ dàng sở hữu những video đồ họa chuyển động chuyên nghiệp. Có thể thấy rằng, cùng với sự phát triển của công nghệ, đồ họa motion graphics là yếu tố tạo sự thu hút trong các TVC, video tiếp thị thành công.
Không ít các thương hiệu hiện nay sử dụng video đồ họa để quảng bá thương hiệu của mình. Do đó, nếu bạn đang có ý định trở thành designer hoặc editor dựng phim chuyên nghiệp thì bên cạnh việc thành thạo thao tác chỉnh sửa, cần phải có tư duy mạnh mẽ và định hướng tốt về motion graphics. Việt Producer với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, tinh thần sáng tạo cao sẽ giúp bạn thực hiện video đồ họa chuyên nghiệp hơn.