Hướng dẫn xây dựng thông điệp truyền thông ấn tượng, hiệu quả cao

Home - Kiến thức kinh nghiệm hay - Hướng dẫn xây dựng thông điệp truyền thông ấn tượng, hiệu quả cao

Thông điệp truyền thông có vai trò to lớn trong việc truyền tải và quảng bá nội dung chiến dịch thương hiệu. Ngoài ra, đây còn là cách thức nhanh chóng để doanh nghiệp tiếp cận đối tượng mục tiêu dễ dàng hơn, hình thành nhận thức và tư duy thương hiệu.

Thông điệp truyền thông là gì?

Thông điệp truyền thông (hay còn gọi media message) là những thông điệp, câu trả lời giải đáp của các nhà tiếp thị, chiến lược hay quảng cáo mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng. Thông điệp truyền thông luôn ngắn gọn, dễ hiểu, mang tính truyền tải cao và được gắn liền với sứ mệnh, tên gọi của thương hiệu. 

thông điệp truyền thông
Thông điệp truyền thông luôn ngắn gọn, dễ hiểu, mang tính truyền tải cao và được gắn liền với sứ mệnh, tên gọi của thương hiệu (Ảnh sưu tầm)

Một số khía cạnh của thông điệp truyền thông bao gồm:

  • Thông điệp là một câu hoàn chỉnh hoặc cụm từ với mục đích thể hiện nội dung cụ thể với đối tượng công chúng mục tiêu
  • Là ý tưởng, giải pháp được trình bày một cách ngắn gọn, súc tích thông qua hình thức phù hợp
  • Là nội dung được minh họa dưới dạng hình ảnh, văn bản, âm thanh,…

Trong lĩnh vực marketing, thông điệp truyền thông được tạo ra nhằm mục đích gây ảnh hưởng đến cảm xúc, nhận thức và hành vi của đối tượng tiếp nhận. Qua đó góp phần xây dựng giá trị thương hiệu bền vững cho doanh nghiệp. 

Phân loại thông điệp truyền thông phổ biến

Có 2 hình thức phổ biến của thông điệp truyền thông:

  • Hình thức truyền thông theo giọng điệu

Không chỉ dừng lại ở việc tạo ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi người dùng, thông điệp truyền thông hay còn phản ánh những giá trị chung của doanh nghiệp với giọng điệu phù hợp. Khi xây dựng thông điệp, các marketer cần phải điều chỉnh giọng điệu sao cho phù hợp với tính chất, đặc trưng của từng sản phẩm, dịch vụ. 

Ví dụ về thông điệp truyền thông theo giọng điệu: Thông điệp marketing của ông lớn Pepsi “Đã quá Pepsi ơi” đã trở nên viral và in sâu trong tâm trí người tiêu dùng nhờ giọng điệu vui nhộn, hài hước và khơi gợi cảm giác sảng khoái.

  • Hình thức truyền thông theo mục đích

Hình thức thông điệp này hướng tới mục đích chính trị, xã hội. Cụ thể là định hướng, tuyên truyền, giáo dục hỗ trợ điều chỉnh nhận thức và hành vi của khách hàng. 

Ví dụ: Thông điệp truyền thông của vinamilk “Vươn cao Việt Nam – Vươn tầm thế giới” với mục đích thể hiện tầm vóc của Vinamilk gắn liền với tầm vóc quốc gia, đồng thời sự phát triển của thương hiệu Vinamilk cũng song song với sự phát triển của đất nước. 

Thông điệp truyền thông đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, không chỉ giúp thu hút sự chú ý, nâng cao độ nhận diện thương hiệu mà đây còn là động lực thúc đẩy khách hàng tìm hiểu về dịch vụ, sản phẩm. Nắm vững quy trình viết thông điệp truyền thông, marketer sẽ dễ dàng tạo ra những thông điệp ấn tượng, có tính sáng tạo cao.

thông điệp truyền thông
Thông điệp truyền thông đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp (Ảnh sưu tầm)

Hướng dẫn cách xây dựng thông điệp truyền thông ấn tượng

Quy trình thiết kế thông điệp truyền thông thường trải qua 5 bước:

Bước 1: Thu thập thông tin liên quan đến đối tượng mục tiêu

Mỗi doanh nghiệp đều có một thị trường mục tiêu riêng, do đó điều các marketer cần làm là xác định đối tượng tiếp nhận thông tin mục tiêu và thu thập thông tin liên quan đến đối tượng đó. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp thu hút sự quan tâm của công chúng, xây dựng giá trị thương hiệu cho riêng mình.

Bước 2: Phân tích dữ liệu

Sau khi đã thu thập đủ thông tin của đối tượng tiếp nhận thông điệp, việc tiếp theo cần làm là tổng hợp chúng lại và đưa ra insight tổng quan của người dùng. Từ đây, bạn có thể thấy được những khía cạnh khác của người dùng, xác định khía cạnh nào cần sự thay đổi để tối ưu giá trị cung cấp cho đối tượng mục tiêu. 

thông điệp truyền thông
Sau khi đã thu thập đủ thông tin của đối tượng tiếp nhận thông điệp, việc tiếp theo cần làm là tổng hợp chúng lại và đưa ra insight tổng quan (Ảnh sưu tầm)

Bước 3: Lên và thống nhất ý tưởng 

Dựa vào thông tin sau khi được xử lý, doanh nghiệp sẽ tạo ra những ý tưởng phục vụ cho việc xây dựng thông điệp. Bạn cần đưa ra nhiều ý tưởng khác nhau để thảo luận, từ đó chọn ra một ý tưởng ấn tượng và có sức thuyết phục nhất.

Bước 4: Trình bày ý tưởng dựa trên thực tiễn

Một thông điệp truyền thông đáp ứng yêu cầu thực tiễn sẽ tăng tính khả thi và đảm bảo hiệu quả. Các ý tưởng sẽ được phác thảo dưới hình thức quảng bá hoặc mẫu kịch bản. Ngoài ra, trong sự kiện trình bày ý tưởng, các idea này sẽ được công bố trước người dùng tiềm năng. 

Các tiêu chí cần có của một thông điệp hay 

Các tiêu chí quan trọng cần có ở một thông điệp sản phẩm bao gồm:

Đơn giản, dễ hiểu và ngắn gọn

Nội dung truyền thông cần ưu tiêu sự đơn giản, dễ hiểu, cần tránh những câu quá phức tạp, hoa mỹ. bên cạnh đó, thông điệp cũng cần được tối ưu về độ dài, có nội dung bao quát để dễ dàng in sâu vào tâm trí khách hàng.

Ví dụ: OMO lựa chọn thông điệp “Dirty is Good”, cổ vũ các bé học hỏi thông qua việc khám phá và “lấm bẩn”. Qua đó, OMO khuyến khích các bà mẹ đừng vì lo ngại vết bẩn mà ngăn cản mọi sở thích khám phá, vui chơi của con. Hãy để con trẻ được thỏa thích vui đùa, lấm bẩn để trải nghiệm những điều tự nhiên một cách trọn vẹn nhất. 

Tính chân thực và chính xác

Tâm lý người dùng sẽ không thích những thông điệp không thực tế, quá phóng đại. Vì lẽ đó, khi thiết kế thông điệp, bạn cần thể hiện sự chuyên nghiệp và tính chính xác trong từng câu chữ.

Sử dụng ngôn từ phổ biến

Sử dụng ngôn ngữ toàn dân là một lời khuyên hữu ích. Bởi lẽ mức độ hiểu biết của các đối tượng mục tiêu là không giống nhau, nếu doanh nghiệp sử dụng ngôn ngữ quá phức tạp hay mang tính chuyên môn hóa có thể khiến người dùng không thể tiếp cận và sẵn sàng bỏ qua thông điệp của bạn.

thông điệp truyền thông
Sử dụng ngôn ngữ toàn dân là một lời khuyên hữu ích trong xây dựng thông điệp truyền thông (Ảnh sưu tầm)

Thông điệp có mối liên kết chặt chẽ với chủ đề

Một thông điệp truyền thông không thể hiệu quả nếu nó không liên kết chặt chẽ với chủ đề. Bám sát chủ đề đã được thống nhất sẽ giúp thông được đi đúng hướng, target vào trúng đối tượng mục tiêu và giúp mang lại hiệu quả truyền thông như mong đợi. 

Có tính hấp dẫn

Tiêu chí này thể hiện mức độ hiểu biết về khách hàng của các thương hiệu. Sự hiểu biết càng sâu sắc sẽ càng dễ dàng tạo ra những thông điệp hấp dẫn từ hình thức đến nội dung, chạm đúng insight của khách hàng và kích thích hành vi mua sắm của người dùng.   

Ví dụ: Thông điệp truyền thông của điện máy xanh lặp đi lặp lại liên tục “Mua điện máy, đến điện máy xanh” vô cùng gần gũi và hấp dẫn, dễ dàng in sâu vào tâm trí người nghe.

Phù hợp với yếu tố văn hóa

Tiêu chí văn hóa phụ thuộc vào quá trình nghiên cứu thị trường trước khi xây dựng thông điệp truyền thông. Đây là yếu tố cần đặc biệt lưu ý, vì nếu phạm phải sai sót, doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu những hậu quả tai hại. 

Ví dụ: Trên thực tế đã có không ít những chiến dịch truyền thông, marketing thất bại do hiểu sai văn hóa địa phương. Nike là một ví dụ điển hình. Năm 2013, Nike tung ra thị trường bộ đồ thể thao dành cho phụ nữ được lấy ý tưởng từ truyền thống xăm hình ở khu vực Tây Nam Thái Bình Dương. Thương hiệu này đã không tìm hiểu về văn hóa và không hề biết rằng những họa tiết hình xăm này bắt nguồn từ bộ tộc thuộc quần đảo Polynesia và chúng dành cho đàn ông. Sự kiện này đã gây tranh cãi nghiêm trọng và nhận về nhiều ý kiến phản hồi từ phía khách hàng. Nhiều người cho rằng hình xăm quá nam tính và không hợp với phụ nữ.

Từ case study của Nike, có thể thấy rằng việc tìm hiểu yếu tố văn hóa trở thành thách thức rất lớn với các thương hiệu. Một khi đã tìm hiểu về sự đa dạng trong văn hóa, doanh nghiệp có thể tiếp cận người tiêu dùng một cách hiệu quả hơn. 

Một thông điệp truyền thông ấn tượng và bài bản cần tuân thủ quy trình kỹ càng. Các tiêu chí được liệt kê trong bài viết trên sẽ là thông tin hữu ích giúp tăng tỉ lệ thành công của chiến dịch. 

Việt Producer - Chuyên sản xuất phim doanh nghiệp, TVC

Share:

Picture of Trang Ái
Trang Ái

facebook  twitter  Tumblr  pinterest   Linkedin   instagram  Flickr

Tôi là Trang Ái, có đam mê với video cho doanh nghiệp. Hiểu được rằng video là trợ thủ đắc lực để định vị sản phẩm, nâng tầm thương hiệu. Vì thế, tôi mong muốn lan tỏa kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực này để tạo giá trị hữu ích cho người đọc.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Scroll to Top