Cách xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu hiệu quả

Home - Kiến thức kinh nghiệm hay - Cách xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu hiệu quả

Truyền thông thương hiệu là một trong những cách hiệu quả để đẩy mạnh hình ảnh và tên tuổi doanh nghiệp. Hạng mục này có ý nghĩa to lớn trong việc tăng sức cạnh tranh cho tổ chức, đồng thời là yếu tố tiên quyết nếu muốn mở rộng quy mô. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có chiến lược truyền thông chặt chẽ và hiệu quả.

Truyền thông thương hiệu là gì?

Truyền thông thương hiệu là quá trình quảng bá nhằm mục đích nâng cao độ phủ sóng của tổ chức hoặc doanh nghiệp đó, tiếp cận gần hơn với đối tác, khách hàng hoặc người tiêu dùng. Qua đó, thương hiệu sẽ trở nên nổi bật và dễ nhận biết hơn giữa các đối thủ. Ngoài ra, các hoạt động truyền thông còn cung cấp thông tin về dịch vụ, sản phẩm của tổ chức, hỗ việc việc kinh doanh bán hàng tốt hơn.

truyền thông thương hiệu
Truyền thông thương hiệu là quá trình quảng bá nhằm mục đích nâng cao độ phủ sóng của tổ chức hoặc doanh nghiệp đó (Ảnh sưu tầm)

Ngày nay, việc truyền thông doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở những tổ chức kinh doanh các mặt hàng thông dụng, mà mở rộng ra hầu hết các lĩnh vực trong đời sống. Trong đó, du lịch, y tế và giáo dục là 3 lĩnh vực làm truyền thông thương hiệu tiêu biểu: 

  • Truyền thông du lịch quảng bá cho các thương hiệu về du lịch ở địa phương hoặc các tổ chức kinh doanh về dịch vụ du lịch
  • Truyền thông y tế quảng bá cho các cơ sở y tế hoặc những chiến dịch về sức khỏe
  • Truyền thông giáo dục là các hoạt động truyền thông liên quan đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo, học tập.

Trong hoàn cảnh mọi ngành nghề đều có sự cạnh tranh mạnh mẽ, doanh nghiệp cần chủ động truyền thông thương hiệu để luôn giữ được “sức nóng” trên thị trường. Khi công chúng đã có dấu ấn tốt đẹp về công ty thì quá trình dẫn tới hành động mua hàng, sử dụng dịch vụ sẽ được rút ngắn.

2 hình thức phổ biến của truyền thông thương hiệu

Truyền thông trong doanh nghiệp thực hiện dưới hai hình thức: Trực tiếp và gián tiếp.

Truyền thông trực tiếp

Khi hoạt động theo hình thức trực tiếp, bên thương hiệu sẽ tiếp xúc trực tiếp với bên nhận tin, bao gồm đối tác, khách hàng hoặc một nhóm công chúng. Ví dụ tiêu biểu của hình thức này là tiếp thị tại điểm bán, sự kiện, hội thảo,…

Truyền thông trực tiếp có tiềm năng lớn về việc lan tỏa thương hiệu và tên tuổi doanh nghiệp, tuy nhiên tốn nhiều thời gian, nhân sự, kinh phí.

truyền thông thương hiệu
Truyền thông trực tiếp có tiềm năng lớn về việc lan tỏa thương hiệu và tên tuổi doanh nghiệp (Ảnh sưu tầm)

Truyền thông gián tiếp

Truyền thông gián tiếp là cách truyền tải thông điệp thông qua các ấn phẩm truyền thông, kênh hay ứng dụng truyền thông. Do đó, khi đi theo phương án trên, công ty cần tận dụng truyền thông thị giác để thu hút sự chú ý của mọi người. Trong thời đại 4.0, hầu hết các chiến dịch truyền thông trong kinh doanh hay xã hội đều áp dụng cả hình thức gián tiếp. Ưu điểm là tiếp cận được lượng lớn đối tượng, nhưng hiệu quả không rõ rệt và có nhiều sự may rủi.

truyền thông thương hiệu
Truyền thông gián tiếp là cách truyền tải thông điệp thông qua các kênh hay ứng dụng truyền thông (Ảnh sưu tầm)

Mỗi kiểu truyền thông đều có ưu – nhược điểm khác nhau. Để chiến lược truyền thông thương hiệu đạt được hiệu quả tốt nhất, doanh nghiệp nên áp dụng linh hoạt cả hai phương án.

Vai trò của truyền thông thương hiệu

Vai trò của truyền thông đối với doanh nghiệp:

Thể hiện sự chuyên nghiệp

Hình ảnh doanh nghiệp sẽ được thể hiện qua các hoạt động truyền thông, phủ sóng trên nhiều kênh lớn nhỏ. Nhờ đó, mọi người sẽ biết được quy mô, văn hóa và sự chuyên nghiệp của tổ chức. Nếu chiến dịch có sự đầu tư lớn, thực hiện chỉn chu, công chúng cũng có cái nhìn tích cực hơn về doanh nghiệp. Đặc biệt, việc công ty tạo được ấn tượng tốt sẽ là nền tảng vững chắc cho truyền thông tuyển dụng hiệu quả.

Tạo niềm tin với khách hàng

Thông qua những ấn phẩm độc đáo hay thông điệp ý nghĩa và chân thật, thương hiệu sẽ dần xây dựng được lòng tin nơi khách hàng, đối tác hay công chúng. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết để làm được điều này là cần có sự trung thực nhất định trong truyền thông.

Thay đổi hành vi khách hàng

Thay đổi hành vi của khách hàng và hướng tới hành động sử dụng sản phẩm, dịch vụ là một trong những mục tiêu lớn nhất khi làm truyền thông thương hiệu. Thông qua việc giáo dục đối tượng, tập trung tới các vấn đề và đưa ra giải pháp cho khách hàng, doanh nghiệp sẽ dần điều hướng được quan điểm của họ.

truyền thông thương hiệu
Hướng khách hàng tới hành động sử dụng sản phẩm, dịch vụ là một mục tiêu của truyền thông thương hiệu (Ảnh sưu tầm)

Tạo dựng quan hệ gắn kết với khách hàng

Việc truyền và nhận tin sẽ giúp rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp và khách hàng cũng như đối tác. Công ty dễ dàng kết nối với người dùng thông qua những tính năng phản hồi, comment, thả cảm xúc,… Không chỉ giúp ích trong việc tìm kiếm đối tượng tiềm năng, việc này còn hỗ trợ doanh nghiệp giữ liên lạc với người mua, đưa họ trở thành khách hàng trung thành.

Có thể thấy, truyền thông thương hiệu giữ vai trò quan trọng. Chiến dịch truyền thông thành công sẽ góp phần đưa doanh nghiệp phát triển và lan tỏa xa hơn. 

Lên một kế hoạch truyền thông đầy đủ không phải là công việc đơn giản, yêu cầu người làm phải có tư duy logic và nhạy bén. Do vậy, nhiều đơn vị đã lựa chọn dịch vụ của doanh nghiệp truyền thông, hoặc nhận tư vấn chiến lược truyền thông từ các tổ chức có chuyên môn để đảm bảo hiệu quả cho chiến dịch.

Hướng dẫn xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu hiệu quả

Gợi ý các bước lên kế hoạch truyền thông hiệu quả:

Bước 1: Xác định mục tiêu để truyền thông

Bạn cần phân biệt giữa mục tiêu để truyền thông và mục tiêu cần phải đạt được. Mục tiêu truyền thông thực chất là việc xác định đối tượng, để từ đó đưa ra những quyết định đúng hướng cho toàn kế hoạch.

Khi nghiên cứu tệp người tiếp nhận thông điệp, planner cần tìm hiểu về insight cũng như những yếu tố về sở thích, độ tuổi, thói quen, địa lý,…

Bước 2: Xác định rõ mục tiêu cần đạt được

Bước tiếp theo sau khi thống nhất về mục tiêu truyền thông hay đối tượng hướng tới là xác định mục tiêu cần đạt được. Kết quả có thể được đo lường bằng lượng tương tác, lượt view hoặc lượng khách hàng thực tế. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đặt ra mục tiêu phù hợp với khả năng, nhân lực của mình.

Bước 3: Xây dựng thông điệp

Thông điệp truyền thông phải gắn liền với tinh thần, văn hóa và hình ảnh của doanh nghiệp. Nội dung có thể thay đổi theo từng thời kỳ hoặc từng hoạt động, nhưng vẫn cần có sự thống nhất và xuyên suốt. 

Xu hướng truyền thông 2022 và năm 2023 hiện nay đều hướng tới sự ngắn gọn nhưng súc tích, sáng tạo. Việc đưa tới một lượng thông tin quá nhiều và liên tục sẽ khiến công chúng bị “ngợp” và tạo nên cảm giác khó chịu.

Bước 4: Lựa chọn các kênh để truyền thông

Lựa chọn kênh truyền thông dựa vào đối tượng và hình thức thể hiện của sản phẩm truyền thông. Ngày nay, truyền thông thương hiệu thường được thực hiện đồng đều trực tiếp và gián tiếp để đạt hiệu quả tốt hơn:

  • Trực tiếp: Sự kiện, hội thảo, triển lãm,…
  • Gián tiếp: Youtube, Facebook, Tiktok,…

Bước 5: Đo lường và đánh giá

Đánh giá hiệu quả của chiến dịch dựa trên mục tiêu đã đề ra. Sau khi thu được số liệu thực tế và chính xác, doanh nghiệp sẽ đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu, kết quả đạt được, những điều chưa được và so sánh với các đối thủ khác. Cuối cùng là đưa ra tư vấn truyền thông, để điều chỉnh sao cho kế hoạch được tối ưu nhất.

Một kế hoạch truyền thông thương hiệu thành công cần sự cố gắng của toàn bộ tập thể, chỉn chu tới từng chi tiết. Tuy mỗi doanh nghiệp sẽ có hướng đi riêng, nhưng nắm được những kiến thức cơ bản về truyền thông sẽ giúp chiến dịch đạt được kết quả như mong đợi.

Việt Producer - Chuyên sản xuất phim doanh nghiệp, TVC

Share:

Picture of Trang Ái
Trang Ái

facebook  twitter  Tumblr  pinterest   Linkedin   instagram  Flickr

Tôi là Trang Ái, có đam mê với video cho doanh nghiệp. Hiểu được rằng video là trợ thủ đắc lực để định vị sản phẩm, nâng tầm thương hiệu. Vì thế, tôi mong muốn lan tỏa kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực này để tạo giá trị hữu ích cho người đọc.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Scroll to Top