Truyền thông là gì? Các bước lập kế hoạch truyền thông cơ bản

Home - Kiến thức kinh nghiệm hay - Truyền thông là gì? Các bước lập kế hoạch truyền thông cơ bản

Truyền thông là gì? Truyền thông ngày nay hiện hữu dưới nhiều hình thức, thông qua nhiều phương tiện nhằm phục vụ nhu cầu trao – nhận thông tin ngày càng cao của con người. Đặc biệt trong thời đại công nghệ lên ngôi, việc lên kế hoạch và triển khai các chiến dịch truyền thông cần tới sự chỉn chu, linh hoạt và mới lạ.

Truyền thông là gì? Những yếu tố cơ bản của truyền thông

Truyền thông là gì? Một số lý thuyết truyền thông đã được đưa ra bởi nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Truyền thông không đơn giản là việc truyền thông tin qua lại mà còn bao gồm nhiều yếu tố cấu thành.

Khái niệm truyền thông

Theo quan điểm của Dean C. Barnlund, quá trình truyền thông có mục đích là giảm mức độ không rõ ràng của thông tin để tạo ra hành động hiệu quả hơn. Với Frank Dance, khi tìm hiểu về truyền thông, đây lại là việc biến những thứ độc quyền của một người hoặc nhóm người thành cái chung của nhiều người. Nói tóm lại, quá trình truyền thông là gì? Có thể hiểu đó là quá trình truyền đạt và tiếp nhận thông tin giữa người với người. 

So với một số cách truyền thông tin sơ khai như điện báo, tín hiệu, bồ câu đưa thư, vận tin…thì các hoạt động truyền thông ngày nay đã tiến bộ hơn rất nhiều. Con người làm truyền thông qua tin tức, phim ảnh, âm nhạc, quảng cáo, giáo dục… Một số ví dụ về truyền thông hiện đại tiêu biểu bao gồm: Truyền hình, radio, tạp chí, báo mạng, video ca nhạc, poster quảng cáo,…

truyền thông là gì
Banner, poster là một dạng truyền thông phổ biến hiện nay (Ảnh sưu tầm)

Có nhiều cách để phân loại truyền thông, dưới đây là một số loại truyền thông phổ biến:

  • Truyền thông gián tiếp và truyền thông trực tiếp
  • Truyền thông trực tiếp 1-1
  • Truyền thông nhóm (Truyền thông nhóm là gì? Là việc thông tin được chia sẻ bởi cá nhân trong một nhóm nhất định hoặc giữa nhóm với nhóm)
  • Truyền thông cộng đồng và truyền thông đại chúng
  • Truyền thông tuyên truyền và vận động
  • Truyền thông giáo dục
  • Truyền thông thay đổi hành vi và thói quen.

Truyền thông bao gồm những gì?

Các yếu tố trong truyền thông bao gồm:

Nguồn phát

Yếu tố truyền thông nguồn là những tổ chức, kênh sản xuất nội dung, trang tin tức… Nguồn có thể là một tổ chức chính thống hoặc cá nhân không chuyên.

Thông điệp

Thông điệp truyền thông không giới hạn về đề tài, độ dài và khán giả. Thông tin có thể đề cập tới mọi lĩnh vực theo hướng tích cực hoặc tiêu cực, trong thời gian dài hoặc ngắn.

Kênh

Kênh là các phương tiện truyền thông đưa tin tới người nhận. Các sản phẩm truyền thông phổ biến hiện nay được nhìn thấy trên nhiều công cụ: Báo, tivi, tạp chí, loa đài, biển quảng cáo, điện thoại,… Tuy nhiên, truyền thông trực tuyến qua internet là hình thức phổ biến nhất.

Người nhận

Người nhận hay khán giả là người tiếp nhận thông điệp từ các hoạt động truyền thông. Khán giả có thể là một cộng đồng lớn, có sự thống nhất với nhau hoặc không đồng nhất và ẩn danh.

Phản hồi

Phản hồi là hành động của người nhận sau khi tiếp nhận thông tin, có thể thuộc dạng phản hồi hai chiều hay một chiều tùy vào phương tiện truyền thông.

Kiểm duyệt thông tin

Việc chọn lọc, kiểm duyệt thông tin cần thực hiện trước khi phát hành, xuất bản. Mức độ kiểm soát sẽ khác nhau, phụ thuộc vào nguồn phát và mục đích truyền thông.

Nhiễu

Yếu tố nhiễu trong truyền thông gồm: rào cản truyền thông, rủi ro truyền thông, lỗi sai trong truyền thông khiến việc đưa thông tin tới khán giả bị sai lệch.

Như vậy, câu trả lời làm truyền thông là gì hay dịch vụ truyền thông là gì đều có trong nội dung trên. Tất cả những hạng mục, hoạt động liên quan tới truyền và nhận tin đều được gọi là truyền thông. 

truyền thông là gì
Tất cả những hạng mục, hoạt động liên quan tới truyền và nhận tin đều được gọi là truyền thông thông (Ảnh sưu tầm)

Lợi ích của truyền thông hiện hữu trong nhiều mặt của đời sống. Không chỉ đáp ứng nhu cầu cập nhật cái mới, truyền thông còn đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực sản xuất, văn hóa.

Vai trò truyền thông 

Vai trò của truyền thông đối với công chúng mục tiêu và hoạt động kinh doanh: 

Vai trò với công chúng mục tiêu

Với công chúng, truyền thông là hoạt động không thể thiếu trong đời sống. Chúng giúp người dân cập nhật tình hình cả trong nước và ngoài nước. Không những vậy, truyền thông còn hỗ trợ thay đổi hành vi người dân bằng cách tạo ra xu hướng mới, hướng tới lối sống văn minh, hiện đại. Đồng thời, truyền thông giúp bên phát và bên nhận tương tác đa chiều, hiểu được nhau hơn, từ đó tạo mối quan hệ tốt đẹp.

Truyền thông giáo dục sức khỏe, truyền thông trong quản trị, truyền thông trong chính trị, truyền thông giải trí,…đều là cách để nâng cao cuộc sống con người, phát triển xã hội thêm tốt đẹp và giàu mạnh. Tuy nhiên, thông điệp cần đảm bảo “sạch”, chất lượng nếu không công chúng sẽ bị ảnh hưởng bởi những nội dung sai lệch.

Vai trò với hoạt động kinh doanh

Với nền kinh tế, truyền thông giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ hiệu quả, giúp khách hàng cũng biết đến công ty nhiều hơn và là nền tảng để mở rộng quy mô. Thông qua các chiến lược truyền thông, doanh nghiệp sẽ khơi gợi nhu cầu tiêu dùng một cách tự nhiên; đồng thời, khoảng cách giữa người bán và người mua cũng được rút ngắn, phản ánh thực tế của người tiêu dùng về sản phẩm được truyền ngược lại sẽ là tư liệu tốt nhất để công ty hoàn thiện hơn.

Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc truyền thông khác gì marketing? Marketing là chuỗi hành động chỉ phục vụ cho mục đích cuối cùng là tiếp thị, bán hàng. Giữa truyền thông và marketing có sự liên kết chặt chẽ bởi marketing cần phương tiện truyền thông để tiếp cận đối tượng.

truyền thông là gì
Giữa truyền thông và marketing có sự liên kết chặt chẽ bởi marketing cần phương tiện truyền thông để tiếp cận đối tượng (Ảnh sưu tầm)

Truyền thông có khả năng ảnh hưởng từ nhận thức tới hành động của người tiếp nhận. Do vậy, nếu không được làm đúng cách, truyền thông “bẩn” sẽ mang lại những tác động tiêu cực, để lại hậu quả nặng nề. 

Nắm được những nguyên tắc khi làm truyền thông sẽ giúp bạn có hướng đi chính xác hơn.

6 nguyên tắc cơ bản khi xây dựng thông điệp truyền thông

6 nguyên tắc khi làm truyền thông cần biết:

Thông điệp phải đơn giản, dễ hiểu và nhớ lâu

Sản phẩm truyền thông càng có mức độ lan tỏa cao thì hiệu quả càng tốt. Để làm được điều này, nội dung phải dễ nhớ, dễ hiểu là điều kiện đầu tiên. Từ ngữ sử dụng nên là dạng phổ thông, ngắn gọn và súc tích, tránh từ hoa mỹ tạo ra nhiều ý nghĩa khác nhau.

Ví dụ: Các thương hiệu nổi tiếng đều sở hữu câu slogan ngắn và dễ nhớ, bao trọn tinh thần của cả doanh nghiệp: Adidas – “Không gì là không thể”, KFC – “Vị ngon trên từng ngón tay”.

truyền thông là gì
Adidas có slogan ngắn gọn và dễ nhớ: “Không gì là không thể” (Ảnh sưu tầm)

Thông điệp chân thật, đáng tin cậy

Thông điệp khi đưa tới công chúng cần trung thực và uy tín để tạo được lòng tin từ họ. Trong Luật Thương mại, quảng cáo sai sự thật sẽ bị phạt theo quy định. Do đó, các nhà sản xuất hay doanh nghiệp khi tạo nội dung cần chú ý về tính chân thực.

Ví dụ: Colgate lựa chọn phương án sử dụng hình ảnh chuyên gia, bác sĩ nha khoa để tăng độ uy tín cho video quảng cáo cũng như sản phẩm.

Sản phẩm phải hấp dẫn, tạo hứng thú lâu dài cho công chúng

Việc sáng tạo ra thông điệp truyền thông hấp dẫn và có thể giữ sức nóng lâu dài là việc không hề đơn giản. Tuy nhiên, đây lại là yếu tố cần thiết nếu bạn muốn công chúng nhớ lâu hơn về mình.

Ví dụ: Coca Cola đã tạo ra một chiến dịch truyền thông vô cùng thành công ở cả Việt Nam và nước ngoài là “Share a Coke”. Nhờ ý tưởng in bao bì có các tên, danh từ phổ biến sau đó khuyến khích khách hàng chia sẻ, từ khóa “Share a Coke Vietnam” có lượng tìm kiếm khổng lồ (khoảng 548.000) chỉ sau 1 tháng triển khai.

Chứa lời kêu gọi hành động

Truyền thông hiệu quả là công chúng sẵn sàng thay đổi nhận thức, hành vi và có hành động thực tế liên quan tới sản phẩm, dịch vụ hay hoạt động được nhắc tới. Để làm được điều này, lời kêu gọi hành động hay CTA phải có sức hút, chạm đúng nỗi đau hay insight của công chúng.

Ví dụ: Đơn vị từ thiện Misereor đã thực hiện chiến dịch “Free them” với lời kêu gọi quyên góp những hoàn cảnh khó khăn bằng hình thức đặc biệt. Tổ chức sử dụng bảng quảng cáo có hình ảnh đôi tay bị trói chặt. Mọi người cần dùng thẻ quẹt vào đường có sẵn, đôi tay sẽ tự động được cởi trói, tượng trưng cho việc họ đã giải cứu một người.

truyền thông là gì
Đơn vị từ thiện Misereor đã thực hiện chiến dịch “Free them” với lời kêu gọi quyên góp những hoàn cảnh khó khăn bằng hình thức đặc biệt (Ảnh sưu tầm)

Phù hợp với đạo đức, văn hóa địa phương

Việc đi ngược với văn hóa, tín ngưỡng địa phương là điều “cấm kỵ” trong truyền thông. Sản phẩm có sự hài hòa giữa màu sắc riêng và văn hóa luôn được công chúng đón nhận và có tầm ảnh hưởng sâu sắc.

Ví dụ: Quảng cáo Tết của Oreo đã lồng ghép khéo léo những đặc trưng của Tết Việt Nam như áo dài, bánh chưng, nhạc cụ truyền thống,…tạo ra một không khí rất truyền thống, quen thuộc.

Phải tác động được tới cảm xúc của công chúng

Trước khi quyết định mua hàng, người tiêu dùng thường có xu hướng chọn theo sở thích, cảm tính hơn là nghiên cứu về thương hiệu. Do vậy, dự án truyền thông cần chạm tới cảm xúc của người tiêu dùng. Đặc biệt, nếu cảm xúc đó ăn nhập với tinh thần của sản phẩm thì sẽ càng khiến khách hàng nhớ tới lâu hơn.

Ví dụ: Loạt quảng cáo Tết của dầu ăn Neptune luôn khiến khán giả Việt xúc động bởi những tình huống đầy tình cảm. Cũng nhờ đó, khi nhắc tới Tết hay dầu ăn, người dân sẽ nhớ tới Neptune.

truyền thông là gì
Loạt quảng cáo Tết của dầu ăn Neptune luôn khiến khán giả Việt xúc động bởi những tình huống đầy tình cảm (Ảnh sưu tầm)

Mỗi ngày con người có thể tiếp nhận hàng trăm thông điệp khác nhau. Vậy phải làm thế nào để sản phẩm của bạn nổi bật? 6 nguyên tắc bất bại trên sẽ là bí quyết để làm ra sản phẩm truyền thông chất lượng.

Các bước xây dựng kế hoạch truyền thông hiệu quả

6 bước lập kế hoạch truyền thông chuẩn:

Bước 1: Xác định mục tiêu

Xác định mục tiêu cụ thể để dự án được đồng nhất, đạt hiệu quả cao và dễ dàng đánh giá hiệu quả sau khi thực hiện. Thông thường, các chiến dịch sẽ nhắm tới 7 loại mục tiêu lớn: 

  • Nâng cao nhận biết
  • Truyền tin
  • Thuyết phục
  • Nhắc nhở
  • Xây dựng thương hiệu
  • Bán hàng
  • Cạnh tranh.

Bước 2: Xác định đối tượng

Mọi chiến lược đều phải thỏa mãn đối tượng hướng đến. Đó là lý do tại sao phải xác định người tiếp nhận khi lên kế hoạch. Thói quen, gu thẩm mỹ, sở thích của công chúng ảnh hưởng trực tiếp tới định hướng truyền thông.

Bước 3: Sáng tạo thông điệp

Trong quá trình lên ý tưởng cho thông điệp, bạn cần phát huy toàn bộ khả năng sáng tạo để sản xuất ra sản phẩm truyền thông độc nhất. Công việc của truyền thông cần khiến khán giả hay khách hàng hiểu được tại sao họ nên quan tâm tới chúng và thúc đẩy họ tiến tới các hành động tiếp theo. Đặc biệt, giải pháp truyền thông còn phải giải quyết được vấn đề như nhu cầu giải trí hay cập nhật tin tức.

Cách sáng tạo thông điệp cũng không cần dập khuôn. Bạn có thể bắt đầu từ một bản vẽ, kịch bản hay đoạn clip ngắn, tùy thuộc vào hình thức truyền tải.

Bước 4: Chọn kênh truyền thông

Việc nghiên cứu và chọn kênh là yếu tố quan trọng quyết định kế hoạch thành công hoặc thất bại. Điều cần được ưu tiên khi chọn kênh là mức độ phổ biến và khả năng tiếp cận của kênh. Một dự án có thể dùng nhiều kênh, nhưng cần xác định một vài kênh chủ chốt, đại diện. Hơn nữa, mỗi kênh cũng cần có kế hoạch lên nội dung, đăng bài hay quảng cáo cụ thể.

Bước 5: Thực hiện kế hoạch

Sau khi đã hoàn thiện các đầu mục trên, kế hoạch đã có thể tiến hành. Lời khuyên dành cho các planner là nên lường trước các khó khăn, rủi ro trong quá trình thực hiện để kiểm soát dự án tốt hơn.

Bước 6: Đo lường hiệu quả

Bước đo lường hiệu quả của chiến dịch thường dựa trên các yếu tố:

  • Dựa trên số liệu: Lượt tiếp cận, lượt tương tác, tần suất xuất hiện,…
  • Dựa trên sự thay đổi của bên tiếp nhận thông tin: Mức độ nhận biết về thương hiệu, chiến dịch; mức độ hiểu và nhớ về thông điệp; sự thay đổi về nhận thức của công chúng; sự thay đổi về hành vi của công chúng (tỉ lệ phản ánh tốt, tỉ lệ giới thiệu,…); ý kiến đóng góp.

Lưu ý: Đối với truyền thông, việc đánh giá dựa trên số liệu chỉ mang tính chất tương đối và không chuyên sâu, nên cần nghiên cứu cả về mức độ ảnh hưởng của chiến dịch với công chúng. Đó cũng là các kỹ năng truyền thông cần có khi làm nghề.

truyền thông là gì
Việc đánh giá hiệu quả truyền thông cần dựa trên số liệu tương tác và mức độ ảnh hưởng tới công chúng (Ảnh sưu tầm)

Nhìn chung, sự phát triển của ngành truyền thông là điều không thể phủ nhận. Đời sống tinh thần của người dân càng nâng cao thì yêu cầu về các sản phẩm truyền thông cũng tăng cao, cả về số lượng và chất lượng. Với câu hỏi truyền thông là gì, nội dung trên đã giải đáp đầy đủ. Hiểu sâu về khái niệm cũng như nắm chắc các lý thuyết sẽ là nền tảng để bạn sáng tạo ra nội dung ấn tượng. 

Việt Producer - Chuyên sản xuất phim doanh nghiệp, TVC

Share:

Trang Ái
Trang Ái

facebook  twitter  Tumblr  pinterest   Linkedin   instagram  Flickr

Tôi là Trang Ái, có đam mê với video cho doanh nghiệp. Hiểu được rằng video là trợ thủ đắc lực để định vị sản phẩm, nâng tầm thương hiệu. Vì thế, tôi mong muốn lan tỏa kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực này để tạo giá trị hữu ích cho người đọc.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Scroll to Top