Để làm nên sự thành công của những thước phim điện ảnh, truyền hình, phim doanh nghiệp đầy cảm xúc là sự công không nhỏ của các góc máy quay. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết 12 góc máy nổi bật trong làm phim nhé.
Góc máy Dutch angle
German angle hay Dutch angle là kỹ thuật quay phim được sử dụng phổ biến trong nhiếp ảnh và làm phim. Hiểu một cách đơn giản đó là góc nghiêng của máy so với ảnh được chụp. Thông thường khi chụp hình chúng ta sẽ để máy ở 2 dạng là portrait (dọc) hoặc lanscape (ngang). Tuy nhiên nếu bạn xoay máy quay không ở 2 trạng thái này thì đó là góc máy dutch angle.
Bạn có thể phát hiện ra rằng góc máy này rất hay được sử dụng trong các bộ phim hành động, phiêu lưu hoặc kinh dị. Nó làm tăng thêm sự kịch tính, căng thẳng và diễn tả trạng thái tiêu cực của nhân vật như điên loạn, bạo lực, kinh dị,… Vậy tại sao góc quay này lại đem lại cảm giác căng thẳng, hồi hộp cho người xem. Thực tế não người vốn quen thuộc với sự cân bằng tự nhiên như đường chân trời, mặt đất,… nên khi góc máy nghiêng sẽ phá vỡ trục cân bằng đó.
Góc máy Low angle
Low angle shot là cảnh quay với vị trí góc máy thấp. Điển hình như để thực hiện một số cảnh quay các đạo diễn, PD đã phải nằm xuống sàn nhà để có được một cảnh như ý, đẹp mắt.
Góc máy từ thấp lên cao này được thực hiện nhằm khắc họa nhân vật. Góc máy này khiến hình tượng nhân vật trở nên mạnh mẽ, quyền lực hơn. Điều này có thể khiến người đối diện cảm thấy bị lấn át, nghẹt thở bởi tầm vóc to lớn, sự mạnh mẽ của nhân vật.
Trong số các bộ phim ứng dụng cảnh quay low angle shot, Psycho (Hitchcock) và Citizen Kane (Orson Welles), Star wars là những ví dụ điển hình. Cụ thể, các góc máy low angle thường được dùng để quay nhân vật Darth Vader và mục đích của nó là thể hiện sức mạnh, quyền lực cũng như tầm vóc đáng sợ của nhân vật này.
Xem thêm: Lựa chọn máy quay phim chuyên nghiệp và những điều cần biết
Góc máy Wide shot
Giống như tên gọi, wide shot là góc quay rộng. Góc quay chủ yếu được dùng để giới thiệu một địa điểm, không gian nơi hành động đang diễn ra để người xem hiểu được những điều đang xảy ra. Góc quay này có thể dùng để diễn tả sự cô độc không chắc chắn. Ví dụ như để nhân vật trong không gian rộng, trống rỗng…
Góc máy High angle
High angle là một trong những góc máy nổi bật trong làm phim. Đây là góc máy trái ngược hoàn toàn với low angle về cách đặt góc máy cũng như mục đích sử dụng. Góc máy này khiến nhân vật trông nhỏ bé, bất lực, gợi cảm giác dễ bị tổn thương.
Góc máy Over the shoulder
Góc máy nổi bật trong làm phim Over the shoulder hay còn được biết đến với cái tên third – person shot. Góc quay thường được ứng dụng để tạo nên những đoạn hội thoại giữa các nhân vật trong một bộ phim. Góc máy sẽ được đặt sau vai hoặc lưng của một người. Góc máy tập trung chủ yếu vào nhân vật còn lại và khung cảnh xung quanh hoặc chủ có nhân vật còn lại.
Over the shoulder là góc máy được dùng phổ biến trong các cảnh hội thoại vì nó là sợi dây liên kết giữa người xem và nhân vật. Nhờ những cử chỉ, lời nói, ánh mắt, biểu cảm của nhân vật mà người xem sẽ hiểu hơn về nhân vật cũng như nội dung toàn bộ cảnh quay.
Xem thêm: Bộ thiết bị quay video Youtube chuẩn bao gồm những gì?
Góc máy Long shot
Có phần giống wide shot nhưng góc máy long shot cho người xem thấy cả người nhân vật, từ đầu đến chân. Có thể coi nó là một establishing shot (cảnh quay toàn). Thông thường, góc máy này sẽ được quay bằng ống kính tele từ xa.
Chụp Cowboy shot
Cowboy shot là một biến thể của trung cảnh. Đúng như tên gọi, cowboy shot thường được ứng dụng trong những bộ phim về cao bồi miền Tây. Nó quay từ phần thắt lưng (chỗ đựng bao da đút súng) trở lên.
Góc Tight shot
Tight shot là những góc được dùng để quay các cảnh đối thoại, đoạn nói chuyện trong phim. Thực hiện cảnh quay bằng ống kính tele đem lại chất lượng hình ảnh đẹp, bắt sáng tốt.
Góc Detail (Extreme close up)
Được dùng để làm nổi bật chi tiết trong một cảnh quay. Thực hiện góc máy này nhằm hướng người xem chú ý tới những nội dung quan trọng. Lý tưởng nhất khi thực hiện góc quay này là sử dụng ống kính macro hoặc tight lenses 50mm trở lên.
Góc máy POV
POV (Point of view) cảnh quay như được nhìn qua mắt nhân vật, đối tượng. Cảnh quay giúp người xem trải nghiệm những gì nhân vật làm để đồng cảm hơn với chủ thể. Cảnh quay thường được quay ở các góc rộng.
Trên đây là tổng hợp 12 góc máy nổi bật trong làm phim thường xuất hiện trong sản xuất phim. Hy vọng qua những chia sẻ trên bạn sẽ biết thêm nhiều kiến thức hữu ích để giúp ích cho công việc cũng như tăng trải nghiệm khi xem phim.