Review ngành truyền thông media từ A đến Z cho người mới

Home - Kiến thức kinh nghiệm hay - Review ngành truyền thông media từ A đến Z cho người mới

Truyền thông media là ngành nghề có tốc độ phát triển nhanh, mạnh mẽ tại Việt Nam nói riêng và trên toàn cầu nói chung. Đặc biệt, lĩnh vực này thu hút đông đảo giới trẻ quan tâm, theo đuổi. 

Tổng quan về ngành truyền thông media

Sự phát triển của công nghệ và Internet mở ra con đường mới, dẫn tới thời kỳ đỉnh cao của truyền thông. Hiểu một cách đơn giản, truyền thông media là sự diễn đạt, chia sẻ, trao đổi thông tin giữa người truyền và người nhận. Cụ thể, người truyền sẽ là một cá nhân hoặc đại diện cho một tổ chức, thương hiệu còn người nhận là khách hàng, công chúng nói chung.

Thông qua việc sử dụng ngôn từ, hình ảnh, video, đồ họa, màu sắc… người làm truyền thông sẽ diễn đạt trọn vẹn nội dung, thông điệp muốn gửi đến công chúng. Từ đó, dần hình thành những tác động gián tiếp hay trực tiếp đến suy nghĩ, quan điểm, hành vi và thói quen tiêu dùng của khách hàng.

Truyền thông media
Truyền thông media là sự diễn đạt, chia sẻ, trao đổi thông tin giữa người truyền và người nhận (Ảnh sưu tầm)

Ngành học truyền thông media mang đến những kiến thức, kỹ năng về việc sử dụng các phương tiện để đưa thông tin đến mọi người. Nói cách khác, đây là công việc phản ánh thực trạng hoặc lan tỏa thông điệp trong thời đại kỹ thuật số hiện nay.

Lựa chọn ngành học này, sinh viên sẽ được tiếp cận với các phương thức truyền đạt thông tin, xây dựng thông điệp, lên kế hoạch truyền thông và báo cáo tin tức… Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan đến đạo đức truyền thông, các điều luật hiện hành và bối cảnh từ quá khứ đến hiện tại cũng được giảng dạy, đào tạo.

Tiềm năng khi học ngành truyền thông mạng xã hội

Cách mạng công nghiệp 4.0 vẫn đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, ngành truyền thông tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung có những thay đổi rõ rệt theo từng giai đoạn. Truyền thông media không đứng ngoài xu hướng, đang nỗ lực chuyển mình để hội nhập trong thời đại số. Sự phát triển của công nghệ mang đến vô số cơ hội, tiềm năng mới cho ngành nghề này.

Trên thực tế, truyền thông gần như tác động đến mọi đối tượng, mọi mặt của đời sống xã hội. Các phương tiện truyền thông mạng xã hội trở thành công cụ mạnh mẽ để định hướng dư luận với khả năng truyền tải thông tin nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt là truyền thông trên Facebook. 

Truyền thông, báo chí luôn gắn liền với các hoạt động kinh doanh, xây dựng thương hiệu, xúc tiến tiêu dùng và mua sắm. Qua đó, doanh nghiệp có thể tiếp xúc với khách hàng một cách dễ dàng, thuận tiện hơn với Internet, mạng xã hội, báo điện tử… thay vì chỉ truyền thông offline, trực tiếp.

Truyền thông media
Sự phát triển của công nghệ mang đến vô số cơ hội, tiềm năng mới cho ngành nghề này (Ảnh sưu tầm)

Theo thống kê, hàng năm, các công ty trên thế giới sẵn sàng chi trả những khoản tiền khổng lồ để thực hiện các hoạt động truyền thông qua mạng xã hội nhằm mục đích:

  • Thiết lập, quảng bá sản phẩm, dịch vụ, từ đó tạo được sự tin tưởng từ khách hàng, giá trị lâu dài cho doanh nghiệp
  • Thu hút khách hàng, tăng tính tương tác, thúc đẩy hành vi mua sắm sản phẩm, sử dụng dịch vụ
  • Quảng bá thương hiệu rộng rãi.

Như vậy, trong quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp nhất định phải có sự hỗ trợ từ truyền thông. Nếu không, thương hiệu khó có thể duy trì, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình trên thị trường nói chung và đối với từng khách hàng nói riêng. Một khi tận dụng tốt các phương tiện, công cụ truyền thông online, các tổ chức, doanh nghiệp sẽ ngày càng phát triển, vươn xa.

Ngành truyền thông media mang đến nhiều tiềm năng, cơ hội công việc, thăng tiến cho người học, có thể trở thành Media Executive, Media Planner, Digital Media, Social Media Executive, Social Media Researcher…

Kỹ năng cần có khi chọn học truyền thông media

Đối với ngành truyền thông media, ngoài việc nắm chắc các kiến thức lý thuyết, sách vở, sinh viên còn cần liên tục cập nhật những thông tin mới nhất, nhạy bén với các xu hướng hiện hành, luôn giữ được sự năng động, linh hoạt và sáng tạo.

Tính sáng tạo

Trên thực tế, truyền thông media sẽ không thể phát huy tối đa hiệu quả nếu người làm truyền thông luôn suy nghĩ theo lối mòn, làm theo những cái đã có sẵn. Để tạo nên những kế hoạch, chiến dịch độc đáo, hấp dẫn và mới mẻ, chúng ta cần những ý tưởng sáng tạo, góc nhìn mới trong một vấn đề quen thuộc. Điều này sẽ giúp thương hiệu trở nên khác biệt, nổi bật giữa hàng ngàn doanh nghiệp khác.

Tính sáng tạo trong lĩnh vực truyền thông là khả năng tạo ra những ý tưởng, nội dung, chiến lược và hình thức truyền thông mới, độc đáo. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế, triển khai các chiến dịch một cách hiệu quả, thu hút sự chú ý, tương tác từ công chúng, thậm chí tạo nên những “cơn sốt”, xu hướng mới.

Truyền thông media
Tính sáng tạo trong lĩnh vực truyền thông là khả năng tạo ra những ý tưởng, nội dung, chiến lược và hình thức truyền thông mới, độc đáo (Ảnh sưu tầm)

Ngoài ra, sự sáng tạo còn thể hiện ở khả năng tìm ra các cách tiếp cận công chúng mới, sử dụng phương pháp và công nghệ hiện đại để giao tiếp truyền thông một cách thu hút. 

Sự linh hoạt

Thị trường luôn có sự thay đổi theo từng giai đoạn, phụ thuộc vào suy nghĩ, nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Vì vậy, người làm truyền thông cũng cần nhanh nhạy, linh hoạt để nắm bắt được hướng phát triển của thị trường, từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp.

Đặc biệt, sự linh hoạt còn giúp người làm truyền thông luôn biết cách đổi mới phương thức truyền đạt thông tin, sáng tạo thông điệp mới mẻ, hấp dẫn nhằm nâng cao hiệu quả của các chiến dịch.

Nhiệt huyết và năng động

Truyền thông media là ngành yêu cầu khả năng đáp ứng khối lượng lớn công việc và ứng biến linh hoạt khi xử lý vấn đề phát sinh. Để thúc đẩy mỗi cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời phát triển những năng lực vốn có, yếu tố quan trọng nhất chính là sự kiên trì, đam mê và nhiệt huyết với nghề.

Kỹ năng ứng xử tốt

Truyền thông là quá trình truyền đạt, trao đổi thông tin, chính vì vậy người làm truyền thông phải có kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt. Để tạo dựng niềm tin, thay đổi suy nghĩ và thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng, chúng ta cần khéo léo trong giao tiếp ngôn từ, có khả năng thuyết phục, kết nối, lắng nghe. thấu hiểu tâm lý.

Truyền thông media
Truyền thông là quá trình truyền đạt, trao đổi thông tin, chính vì vậy người làm truyền thông phải có kỹ năng giao tiếp (Ảnh sưu tầm)

Có kỹ năng quản lý

Do đặc trưng công việc thường xuyên phải triển khai các chiến dịch, sự kiện, người làm truyền thông cần rèn luyện thêm kỹ năng quản lý, lên kế hoạch tốt. Đây là kỹ năng giúp chúng ta sắp xếp những điều cần truyền đạt tới khách hàng một cách hợp lý, đảm bảo mọi việc theo đúng tiến độ và liên kết đội ngũ để cùng nhau đạt được mục tiêu chung.

Đương nhiên, không phải người làm truyền thông nào cũng hội tụ đủ những kỹ năng cần thiết này. Trong quá trình học tập, làm việc, tích lũy kinh nghiệm, chúng ta có thể rèn luyện, hình thành thói quen từ những việc đơn giản nhất như quan sát, lắng nghe, biết đặt câu hỏi và tự trải nghiệm.

Học ngành truyền thông media ở đâu tốt?

Trong thời đại bùng nổ thông tin, các ngành nghề liên quan đến truyền thông thu hút nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Vì vậy, nhu cầu tuyển sinh và giảng dạy, đào tạo cũng ngày càng tăng cao. Điều này một mặt giúp sinh viên có nhiều lựa chọn phù hợp với sở thích, nhu cầu, điều kiện kinh tế của bản thân, thế nhưng mặt khác cũng khiến quá trình đưa ra quyết định gặp khó khăn vì sự phân vân, băn khoăn.

Việc tìm hiểu về ngành học, môi trường đào tạo là điều cần thiết để sinh viên học tập tốt, nắm vững tri thức, kỹ năng và cơ hội phát triển bản thân. Dưới đây là tổng hợp một số trường đại học có kinh nghiệm lâu năm, uy tín trong giảng dạy ngành truyền thông media.

Đại học Kinh tế Quốc dân

Là một trong những trường đại học trọng điểm đào tạo kinh tế ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng, Đại học Kinh tế Quốc dân trở thành lựa chọn tốt nếu sinh viên mong muốn theo đuổi ngành truyền thông media. 

Marketing là một trong những ngành “hot”, được người trẻ yêu thích tại Đại học Kinh tế Quốc dân trong nhiều năm trở lại đây. Chính vì vậy, điểm đầu vào cũng khá cao, trung bình điểm trúng tuyển mỗi môn phải hơn 9 điểm. 

Truyền thông media
Đại học Kinh tế Quốc dân trở thành lựa chọn tốt nếu sinh viên mong muốn theo đuổi ngành truyền thông media (Ảnh sưu tầm)

Khi theo học ngành Marketing tại đây, sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết cho công việc. Đặc biệt, trường còn tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực tập tại các cơ quan, doanh nghiệp ngay trong quá trình học, giúp sinh viên được cọ xát, làm quen với môi trường, tiếp cận những tiêu chuẩn, quy trình làm việc thực tế.

Thông tin về ngành Marketing trường Đại học Kinh tế Quốc dân:

  • Khối thi: D07, D01, A00, A01
  • Điểm chuẩn ngành năm 2023: 27.55
  • Học phí: Từ 10 – 15 triệu đồng/kỳ học.

Đại học Ngoại Thương

Đại học Ngoại Thương là mơ ước của nhiều sinh viên yêu thích khối ngành Kinh tế, vì vậy luôn có điểm chuẩn cao. Bắt đầu từ năm 2022, trường đã xây dựng và thực hiện tuyển sinh chương trình đào tạo ngành Marketing, truyền thông đa phương tiện.

Sinh viên Đại học Ngoại Thương luôn được học tập trong môi trường năng động, tự do phát triển khả năng bản thân. Đối với từng chuyên ngành, trường sẽ có chương trình đào tạo, giáo trình phù hợp với thực tiễn, có tính ứng dụng cao.

Truyền thông media
Bắt đầu từ năm 2022, trường đã xây dựng và thực hiện tuyển sinh chương trình đào tạo ngành Marketing (Ảnh sưu tầm)

Ngoài ra, Đại học Ngoại thương cũng thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, chương trình ngoại khóa, hoạt động hướng nghiệp giúp sinh viên sớm định hình, phát triển bản thân.

Thông tin về ngành truyền thông trường Đại học Ngoại Thương:

  • Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh/Marketing
  • Khối thi: D07, A01,D01,A00,
  • Điểm chuẩn năm 2023: 27.7 điểm
  • Học phí: Khoảng 20 triệu đồng/năm.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông có thế mạnh, uy tín hàng đầu trong việc nghiên cứu, đào tạo các ngành truyền thông tại Việt Nam. 

Ngoài giáo trình được nghiên cứu bài bản, có hệ thống kiến thức đầy đủ, chuyên sâu, sát với tình hình thực tế, học viện còn tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với doanh nghiệp, cơ quan làm việc từ sớm. Qua đó, sinh viên có cơ hội áp dụng các kiến thức, kỹ năng được học vào công việc thực tế, làm quen với quy trình làm việc tiêu chuẩn và tích lũy thêm kinh nghiệm, tạo lợi thế cho bản thân trong thị trường lao động.

Truyền thông media
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông có thế mạnh, uy tín hàng đầu trong việc nghiên cứu, đào tạo các ngành truyền thông tại Việt Nam (Ảnh sưu tầm)

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ nắm vững các kiến thức nền tảng về quảng cáo, văn hóa, truyền thông, xã hội… bên cạnh đó là các phương thức sản xuất sản phẩm đa phương tiện như video, website, podcast…

Thông tin về trường:

  • Ngành đào tạo: Marketing/Truyền thông đa phương tiện
  • Khối thi: D01, A00, A01
  • Điểm chuẩn năm 2023: 25.8 – 26.33
  • Học phí: Khoảng 19 – 21 triệu đồng/ năm.

Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Nếu mong muốn theo học ngành truyền thông media ở miền Nam, sinh viên có thể lựa chọn Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm cùng chương trình học chuyên sâu, bài bản, ngành Marketing tại trường đại học này thu hút khá nhiều bạn trẻ trong vài năm trở lại đây.

Sinh viên sẽ được đào tạo đầy đủ các kiến thức về Marketing như phát triển sản phẩm, hành vi tiêu dùng, phương án triển khai các chiến dịch truyền thông, tổ chức hệ thống phân phối bán hàng, quan hệ công chúng… Đặc biệt, tại đây, sinh viên học tập theo mô hình project, không thi cuối kỳ, có thể ứng dụng ngay lập tức các kiến thức đã học vào bài báo cáo.

Truyền thông media
Sinh viên học tập theo mô hình project, không thi cuối kỳ, có thể ứng dụng ngay lập tức các kiến thức đã học vào bài báo cáo (Ảnh sưu tầm)

Thông tin về trường:

  • Ngành đào tạo: Marketing
  • Khối thi: D01, A00, A01
  • Điểm chuẩn năm 2023: 27.00
  • Học phí: Khoảng 22 triệu đồng/năm.

Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền

Đây là một trong những trường hàng đầu đào tạo về báo chí, truyền thông tại Hà Nội. Học viện Báo chí và Tuyên truyền nổi tiếng với khung chương trình giảng dạy đạt chuẩn quốc tế cùng cơ sở vật chất hiện đại. Bên cạnh đó, trường có đội ngũ giảng viên trẻ, tâm huyết với trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm thực tế.

Các ngành truyền thông đa phương tiện, truyền thông quốc tế, truyền thông đại chúng và báo chí được đào tạo sát với thực tế thông qua nhiều hoạt động như làm bài tập nhóm, tiểu luận, kiến tập, thực tập… Trong quá trình học tập, sinh viên sẽ rèn luyện được nhiều kỹ năng, có cơ hội tiếp xúc sớm và thường xuyên với nhiều cơ quan báo chí, doanh nghiệp truyền thông.

Truyền thông media
Học viện Báo chí và Tuyên truyền nổi tiếng với khung chương trình giảng dạy đạt chuẩn quốc tế cùng cơ sở vật chất hiện đại (Ảnh sưu tầm)

Bên cạnh đó, Học viện còn xây dựng nhiều câu lạc bộ truyền thông do sinh viên quản lý, tạo môi trường lý tưởng cho sinh viên tự do, thoải mái thực hành, áp dụng các kiến thức, kỹ năng được học và phát triển tiềm năng bản thân.

Thông tin về trường:

  • Ngành đào tạo: Truyền thông đa phương tiện/ Truyền thông đại chúng/ Truyền thông quốc tế/ Quảng cáo
  • Khối thi: D01, R22, A16, C15…
  • Điểm chuẩn năm 2023: 26.15 – 28.68
  • Học phí: Khoảng 15 triệu đồng/ năm.

Đại học FPT

FPT luôn đi đầu trong lĩnh vực đào tạo, giảng dạy các chuyên ngành liên quan đến công nghệ và truyền thông với môi trường hiện đại, chương trình tiên tiến và cơ sở vật chất tốt.

Sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện sẽ được giảng dạy với giáo trình bằng tiếng Anh, bên cạnh tiếng Trung và tiếng Nhật. Đặc biệt, Đại học FPT tổ chức nhiều hoạt động kết nối doanh nghiệp, giúp sinh viên có cơ hội thực tập, làm việc tại các đơn vị báo chí, agency, doanh nghiệp truyền thông và giải trí…

Truyền thông media
FPT luôn đi đầu trong lĩnh vực đào tạo, giảng dạy các chuyên ngành liên quan đến công nghệ và truyền thông (Ảnh sưu tầm)

Thông tin về trường:

  • Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh/ Digital Marketing
  • Khối thi: A00, A01, D01, D96
  • Điểm chuẩn năm 2021: 21
  • Học phí: 27.300.000đ/kỳ học.

Ngành truyền thông media có nhiều tiềm năng phát triển trong thời đại thế giới phẳng hiện nay. Bên cạnh các kiến thức, kỹ năng chuyên môn, người học cũng cần trang bị thêm cho bản thân vốn ngoại ngữ và khả năng sử dụng công nghệ tốt để trở thành một ứng viên tiềm năng cho các vị trí trong ngành truyền thông với mức lương cao cùng nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai.

Việt Producer - Chuyên sản xuất phim doanh nghiệp, TVC

Share:

Picture of Trang Ái
Trang Ái

facebook  twitter  Tumblr  pinterest   Linkedin   instagram  Flickr

Tôi là Trang Ái, có đam mê với video cho doanh nghiệp. Hiểu được rằng video là trợ thủ đắc lực để định vị sản phẩm, nâng tầm thương hiệu. Vì thế, tôi mong muốn lan tỏa kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực này để tạo giá trị hữu ích cho người đọc.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Scroll to Top