Sản xuất Animation (hay hoạt họa, đồ họa chuyển động) đang trở thành xu hướng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để sản xuất nội dung marketing. Bởi cách thức tiếp cận mới mẻ, khả năng truyền tải nội dung không bị giới hạn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin phân loại Animation đầy đủ nhất. Từ đó có thể giúp các bạn lựa chọn được thể loại animation phù hợp cho hoạt động marketing của mình.
Hoạt hình truyền thống
Đây là dạng phim hoạt hình vẽ tay. Nhà làm phim sẽ vẽ hình ảnh trên một mảnh giấy trong suốt, thường chỉ là các hình vẽ thô. Sau đó, họ sẽ kiểm tra xem cần bao nhiêu khung hình để có thể diễn tả đầy đủ cho hoạt động của nhân vật. Sau khi hoàn thành các bản vẽ sẽ chuyển sang chụp ảnh từng khung hình riêng lẻ.
Ngày nay, loại hình làm phim hoạt hình truyền thống này được thực hiện trên máy tính và không cần chụp ảnh thực tế từ khung hình nữa.
Cách làm video animation dạng tay vẽ cần rất nhiều nhân sự và thời gian để thực hiện, rất tốn kém.
Xem thêm: Khóa học làm video Animation đơn giản cho người mới
Hoạt hình 2D
Hoạt hình truyền thống cũng là một dạng animation 2D khi công nghệ chưa phát triển. Ngày nay, một dạng hoạt hình 2D phát triển dựa trên thuật toán vector giúp các nhà làm phim có thể tùy chỉnh kích thước, chuyển động mượt mà hơn. Ngoài ra, họ cũng có thể tiếp tục sử dụng các tài nguyên cũ mà không cần vẽ lại từ đầu.
Sự phát triển của công nghệ cùng với sự ra đời của các phần mềm làm hoạt hình 2D miễn phí giúp việc tạo ra các phim Animation một cách dễ dàng hơn. Hoạt hình 2D hay còn hiểu là dạng video Motion graphic, khi tạo các đồ họa 2D, hình ảnh 2D chuyển động được.
Loại hình này mang đến một “làn gió mới” cho các Infographics. Thay vì một hình ảnh tĩnh. Giờ đây có thể chuyển động và truyền tải nội dung, thông điệp một cách dễ dàng, bắt mắt và dễ hiểu.
Phim hoạt hình 2D có ưu điểm không cần nhiều nhân sự để thực hiện. Chỉ cần 1-2 người với một kịch bản tốt là có thể làm nên một video Animation chất lượng.
Hoạt hình 3D
Cách nhận biết hoạt hình 3D
Trong khi hoạt hình truyền thống đòi hỏi người làm phim phải là một người vẽ phác thảo tuyệt vời, thì hoạt hoạt hình máy tính không có. Làm phim hoạt hình 3D được tạo bằng cách tạo hình ảnh bằng máy tính, thông qua các phần mềm làm Animation 3D chuyên nghiệp. Loạt ảnh đó là khung hình của một cảnh quay hoạt hình. Đây là yếu tố cơ bản để phân loại Animation với hình thức 2D và 3D.
Thay vì được vẽ hoặc xây dựng bằng đất sét. Các nhân vật trong hoạt hình 3D được mô hình hóa kỹ thuật số trong chương trình máy tính. Sau đó sẽ được đặt trên các khung chính nhất định, cho phép các nhà làm phim hoạt hình di chuyển các mô hình.
Sự khác biệt giữa hoạt hình 3D và hoạt hình truyền thống nằm ở chỗ hoạt hình 2D có thể thấy qua một số điểm tạo hình nhân vật, như sau:
Sự khác biệt giữa hoạt hình 2D, 3D và hoạt hình truyền thống
- Các bộ phận cơ thể của nhân vật luôn luôn có mặt
Khi hoạt hình ở dạng 2D, nhân vật phải được vẽ lại ở mỗi khung hình. Khi nhân vật được nhìn từ bên cạnh, một nửa cơ thể của nó không được thể hiện, và về mặt kỹ thuật thì nửa đó cũng không tồn tại, bởi khi đó nhân vật được vẽ trên một mặt phẳng.
Còn với sản xuất 3D Animation. Các bộ phận cơ thể của nhân vật luôn tồn tại trong cảnh quay, ngay cả khi các bộ phận đó không được xuất hiện.
- Sự khác biệt của hoạt hình 3D với 2D đó là tốc độ khung hình
Khi làm phim hoạt hình truyền thống thường làm việc trên 2. Có nghĩa là người làm phim sẽ vẽ một bản vẽ mới cứ sau 2 khung hình. Và do đó có một bản vẽ cuối cùng cho 2 khung hình.
Với hoạt hình 3D, chuyển động luôn mượt mà, ngoại trừ các phần được cách điệu cố tình trông giống nhau.
Sự ra đời của hoạt hình 3D đã cách mạng hóa ngành công nghiệp hoạt hình. Nó được sử dụng rộng rãi trong quảng cáo truyền hình, sản xuất phim hoạt hình 3D quảng cáo, phim ảnh và trò chơi máy tính.
Đồ họa chuyển động hay motion graphics
Đồ họa chuyển động (Motion graphics) được xem là một hình thức Animation. Nhưng không giống như các loại hình phim hoạt hình khác, đồ họa chuyển động khá khác biệt khi nó không phải là nhân vật hoặc câu chuyện. Nó là nghệ thuật của các yếu tố đồ họa hay văn bản chuyển động sáng tạo.
Video đồ họa chuyển động thường dùng cho mục đích thương mại hoặc quảng cáo. Chúng được thể hiện dưới các dạng logo hoạt hình, video giải thích, quảng cáo ứng dụng, quảng cáo truyền hình (TVC) hoặc thậm chí là các Intro.
Stop Motion
Hoạt hình Stop-Motion được thực hiện bằng cách chụp ảnh đối tượng. Sau đó di chuyển đối tượng chỉ một chút và chụp một bức ảnh khác. Quá trình này được lặp đi lặp lại. Khi các bức ảnh này được phát đi phát lại sẽ tạo ra ảo giác về chuyển động của đối tượng. Điều này tương tự như sản xuất Animation truyền thống. Nhưng nó sử dụng vật liệu thực tế thay vì hình vẽ.
Quá trình hoạt hình stop-Motion diễn ra rất dài. Vì mỗi đối tượng phải di chuyển cẩn thận từng inch một. Điều đó đòi hỏi đối tượng phải được chụp mọi khung hình để tạo ra một chuỗi hoạt hình trôi chảy.
Các thể loại stop motion
Hình thức sản xuất Animation video theo dạng stop motion dễ dàng tiếp cận được thị trường làm phim quảng cáo. Để mang đến nhiều hình thái và phương tiện trong sản xuất animation. Có thể kể đến các loại hình stop-motion khác nhau dưới đây:
- Claymation
- Con rối
- Cut-out
- Hình bóng
- Nhân vật hành động/Lego
- Pixetion (điểm ảnh).
Chia sẻ thêm tới bạn một số liệu thống kê gần đây Wyzowl chi ra rằng: “81% người dùng sẽ bị thuyết phục mua sản phẩm hoặc dịch vụ. 69% sẽ bị thuyết phục mua phần mềm sau khi xem video có khả năng giải thích tốt”. Và animation luôn đứng đầu trong khả năng giải thích, giới thiệu sản phẩm. Vì nó không bị giới hạn bởi bất kì ý tưởng, vai diễn hay cách thức diễn đạt nào hết.
Xem thêm: 7 trang web làm video animation online miễn phí tốt nhất
Hi vọng với bài viết trên đây về phân loại Animation từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp các doanh nghiệp. Hay những ai đang quan tâm về loại hình phim hoạt hình có được cái nhìn tổng quan và lựa chọn hình thức sản xuất phim phù hợp.