Cơ hội việc làm và triển vọng khi học ngành công nghệ truyền thông

Home - Kiến thức kinh nghiệm hay - Cơ hội việc làm và triển vọng khi học ngành công nghệ truyền thông

Công nghệ truyền thông là lĩnh vực đang thu hút sự quan tâm của đông đảo giới trẻ. Dù còn khá mới nhưng các sinh viên tốt nghiệp ngành này được nhiều công ty, doanh nghiệp hiện nay săn đón nhờ sự “đa năng”, triển vọng trong các công việc liên quan đến công nghệ truyền thông không dây. 

Công nghệ truyền thông là gì?

Đây là ngành học nghiên cứu về quá trình sản xuất truyền thông bằng những phương tiện, công cụ hiện đại. Cụ thể là các chương trình truyền hình, phim điện ảnh, phim ngắn, TVC quảng cáo… hay quá trình Marketing, kinh doanh ấn phẩm truyền thông…

Chương trình đào tạo của ngành học này trang bị cho sinh viên các kiến thức nền tảng từ cơ bản đến chuyên sâu về công nghệ thông tin, kỹ năng sản xuất, phát triển, kinh doanh các sản phẩm truyền thông. Bên cạnh đó, người học còn được cung cấp khối kiến thức về cách thức, quy trình sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình, tác phẩm điện ảnh, phim ngắn…

Công nghệ truyền thông
Đây là ngành học nghiên cứu về quá trình sản xuất truyền thông bằng những phương tiện, công cụ hiện đại (Ảnh sưu tầm)

Đặc biệt, ngành Công nghệ truyền thông còn giúp người học phát triển các năng lực liên quan đến quản trị, kinh doanh. Từ đó, sinh viên có thể nghiên cứu chuyên sâu về thị hiếu công chúng, lập kế hoạch Marketing, phương án kinh doanh hiệu quả.

Một số môn học chính của ngành Công nghệ truyền thông bao gồm:

  • Công nghệ truyền thông đa phương tiện
  • Quy trình sản xuất sản phẩm truyền thông
  • Sản xuất phim truyện
  • Xuất bản truyền thông
  • Xây dựng chương trình truyền hình.

Ngoài ra, ngành học này còn liên quan đến việc thiết kế những sản phẩm như TVC quảng cáo, bản tin, phát thanh, truyền hình… tại các cơ quan báo chí, đài quốc gia, địa phương, doanh nghiệp quảng cáo, tổ chức sự kiện.

Chương trình đào tạo của ngành Công nghệ truyền thông

Bên cạnh hệ thống các môn đại cương chung như Mác – Lênin, cơ sở văn hóa Việt Nam, tin học đại cương, toán cao cấp… chương trình đào tạo của ngành Công nghệ truyền thông chủ yếu tập trung vào khối kiến thức chuyên môn, bao gồm các môn học tiêu biểu:

  • Lý thuyết truyền thông
  • Nhập môn đa phương tiện
  • Truyền thông đa phương tiện
  • Nhiếp ảnh cơ bản
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Truyền thông tiếp thị tích hợp
  • Quy trình sản xuất sản phẩm truyền thông nghe nhìn
  • Chương trình quản trị truyền thông Marketing tích hợp
  • Sản xuất phim 
  • Chương trình đào tạo thiết kế In ấn và Quảng cáo
  • Môn học Đồ họa 2D ứng dụng
  • Chương trình Báo phát thanh
  • Môn học Thiết kế dàn trang
  • Môn học Thiết kế website
  • Tổ chức sự kiện
  • Môn học Xuất bản truyền thông
  • Xây dựng chương trình truyền hình
  • Môn học Kỹ xảo điện ảnh số – Digital FX.

Trên đây chỉ là một số môn học điển hình, việc lựa chọn, phân chia cụ thể sẽ còn tùy thuộc vào chương trình, mục tiêu đào tạo của từng trường đại học, cao đẳng.

Với chương trình đào tạo chuyên sâu, đa dạng, sinh viên ngành Công nghệ truyền thông có thể đáp ứng yêu cầu của nhiều công việc trong thị trường tuyển dụng hiện nay.

Công nghệ truyền thông
Chương trình đào tạo của ngành Công nghệ truyền thông chủ yếu tập trung vào khối kiến thức chuyên môn (Ảnh sưu tầm)

Cơ hội việc làm khi học Công nghệ truyền thông

Trong kỷ nguyên số, với sự trợ giúp đắc lực của công nghệ thông tin, con người có thể tự do sáng tạo những sản phẩm truyền thông không dây có giá trị và hiệu quả cao hơn. Đây là xu hướng tất yếu của thời đại, mang đến cơ hội, triển vọng việc làm vô cùng đa dạng cho người học.

Đặc biệt, hiện nay, các công ty truyền thông tuyển dụng cũng có nhu cầu nhân sự cao hơn. Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ truyền thông có cơ hội thử sức với các công việc như:

  • Chuyên viên nghiên cứu về các ứng dụng, chương trình truyền thông, truyền hình, quảng cáo, website, game… cụ thể là chuyên điều phối, sản xuất, kinh doanh các chương trình, tác phẩm phát thanh, truyền hình
  • Biên tập viên, phóng viên, cộng tác viên tại các cơ quan báo chí, tạp chí điện tử, đài phát thanh truyền hình từ trung ương đến địa phương
  • Chuyên viên Marketing, quan hệ công chúng, khách hàng tại các doanh nghiệp
  • Chuyên viên triển khai, tổ chức các hoạt động truyền thông, quảng cáo, sự kiện quảng bá doanh nghiệp, cá nhân
  • Cán bộ nghiên cứu khoa học, đào tạo, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp có ngành Công nghệ truyền thông hoặc các ngành liên quan khác
  • Làm việc tại một số doanh nghiệp truyền thông như công ty truyền thông media, quảng cáo, tổ chức sự kiện, nghiên cứu thị trường; phòng ban PR, Marketing của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ thuộc mọi ngành nghề.
Công nghệ truyền thông
Hiện nay, các công ty, doanh nghiệp cũng có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cao hơn đối với các vị trí liên quan đến truyền thông (Ảnh sưu tầm)

Nếu là người yêu thích sự sáng tạo, có niềm đam mê với khối ngành truyền thông – công nghệ, có khả năng ngoại ngữ, giao tiếp tốt, bạn có thể lựa chọn ngành Công nghệ truyền thông. Để đầu tư kiến thức một cách bài bản, có hệ thống, chuyên sâu, người học nên tìm hiểu kỹ về các trường công nghệ thông tin và truyền thông uy tín tại Việt Nam.

Công nghệ Truyền thông học trường nào?

Việc tìm hiểu về ngành học, môi trường đào tạo là điều cần thiết để sinh viên học tập tốt, nắm vững tri thức, kỹ năng và cơ hội phát triển bản thân. Dưới đây là tổng hợp một số trường đại học có kinh nghiệm, uy tín, nhận được nhiều đánh giá tốt trong việc giảng dạy, đào tạo ngành Công nghệ truyền thông.

Đại học Hoa Sen 

Tại khu vực phía Nam, Đại học Hoa Sen (HSU) là đơn vị đầu tiên và duy nhất đào tạo cử nhân ngành quản trị công nghệ truyền thông. Đội ngũ giảng viên tại đây phần lớn tốt nghiệp từ các trường quốc tế hoặc đang hoạt động trong vai trò đạo diễn, giám đốc sáng tạo, chỉ đạo nghệ thuật có nhiều năm kinh nghiệm. Chính vì vậy, họ có thể vừa truyền đạt kiến thức cơ bản, vừa chia sẻ những trải nghiệm, kỹ năng thực tế cho sinh viên.

Bên cạnh đó, Đại học Hoa Sen còn có sự đầu tư về trang thiết bị học tập hiện đại, người học có thể thực hiện các sản phẩm truyền thông của riêng mình tại trường một cách linh hoạt.

Công nghệ truyền thông
Đại học Hoa Sen (HSU) là đơn vị đầu tiên và duy nhất đào tạo cử nhân ngành quản trị công nghệ truyền thông (Ảnh sưu tầm)

Những môn học thú vị, hấp dẫn như cảm thụ nghệ thuật nghe nhìn, dẫn nhập ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh… sẽ được giảng dạy trong chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững nền tảng trước khi bước vào chuyên ngành.

Một số thông tin về ngành Quản trị công nghệ truyền thông:

  • Khối thi: D03, D01, D09, A00, A01
  • Điểm chuẩn ngành năm 2023: 15
  • Học phí: Từ 80.000.000đ – 85.000.000đ/năm.

Đại học FPT

FPT luôn đi đầu trong lĩnh vực đào tạo, giảng dạy các chuyên ngành liên quan đến công nghệ và truyền thông số với môi trường hiện đại, chương trình tiên tiến và cơ sở vật chất tốt. Chuyên ngành Quản trị Truyền thông đa phương tiện tại đây giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn, có khả năng tổ chức, thực hiện và phát huy sự sáng tạo trong những công việc liên quan, thậm chí làm việc trong môi trường quốc tế.

FPT tập trung trang bị cho sinh viên những kiến thức từ tổng quan đến chi tiết về các phương tiện truyền thông trong hoạt động sản xuất, công cụ phân tích xã hội… Bên cạnh đó, các kỹ năng liên quan đến chiến lược tiếp thị truyền thông xã hội, quản lý sản phẩm và thương hiệu, quản trị dự án… cũng được đưa vào trong quá trình giảng dạy.

Công nghệ truyền thông
Chuyên ngành Quản trị Truyền thông đa phương tiện tại đây giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn (Ảnh sưu tầm)

Chương trình cử nhân chuyên ngành Quản trị truyền thông đa phương tiện tại FPT nhằm đào tạo sinh viên có năng lực và nhân cách, đáp ứng toàn diện những nhu cầu của xã hội, doanh nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, người học sẽ nắm vững kiến thức chuyên môn có khả năng tổ chức, thực hiện và phát huy sáng tạo trong các công việc liên quan.

Một số thông tin về ngành Quản trị truyền thông đa phương tiện:

  • Khối thi: D96, D01, A00, A01
  • Điểm chuẩn ngành năm 2023: 21
  • Học phí: Từ 28.700.000đ/kỳ học.

Đại học Swinburne

Ngành truyền thông đa phương tiện của đại học Swinburne nằm trong top 250 chương trình tốt nhất thế giới (theo QS.2023). Đội ngũ giảng viên tại đây đều tốt nghiệp từ các trường đại học quốc tế tên tuổi, có trình độ Thạc sĩ trở lên cùng các công trình nghiên cứu công bố quốc tế…

Sinh viên được đào tạo các nội dung thực hành và liên kết nhiều vấn đề thực tiễn bởi mentor – những chuyên gia trong ngành, từ đó có cơ hội tiếp xúc và làm quen với các mô hình kinh doanh mới cùng công nghệ tiên tiến nhất. Bên cạnh đó, đại học Swinburne cung cấp cho sinh viên account từ Swinburne Australia để sử dụng hệ thống tài liệu học tập từ các bài giảng, tài liệu tham khảo đến thư viện điện tử…

Công nghệ truyền thông
Ngành truyền thông đa phương tiện của đại học Swinburne nằm trong top 250 chương trình tốt nhất thế giới (theo QS.2023) (Ảnh sưu tầm)

Đại học RMIT

Chương trình đào tạo ngành Truyền thông chuyên nghiệp tại Đại học RMIT kéo dài 3 năm với mục tiêu rèn luyện cho người học khả năng sáng tạo nội dung đa nền tảng. Bên cạnh đó, việc nắm vững kiến thức, kỹ năng về quan hệ công chúng, truyền thông kỹ thuật số và hoạch định chiến lược cũng giúp các sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường tuyển dụng.

Công nghệ truyền thông
Chương trình đào tạo ngành Truyền thông chuyên nghiệp tại Đại học RMIT giúp sinh viên có khả năng sáng tạo nội dung đa nền tảng (Ảnh sưu tầm)

Học viên sẽ được học kiến thức nền tảng và môn học tự chọn theo sở thích, đam mê, định hướng công việc tương lai của bản thân. Bên cạnh đó, đại học RMIT cũng tạo điều kiện để sinh viên tham gia nhiều dự án thực tế, tự hoạch định chiến lược và thực hiện như một chuyên gia thực thụ. Nhờ vậy, sau khi tốt nghiệp, các bạn có khả năng hòa nhập, thích ứng cao, thực chiến tốt trong nhiều môi trường làm việc.

Một số thông tin về ngành Truyền thông chuyên nghiệp tại RMIT:

  • Yêu cầu đầu vào: Thí sinh tốt nghiệp THPT với học lực trung bình lớp 12 từ 7.0 trở lên
  • Học phí: 300.596.000đ/năm.

Trong thời đại số hóa hiện nay, công nghệ truyền thông vẫn luôn là ngành nghề có nhu cầu nhân sự cao. Vì vậy, mức lương trung bình của sinh viên tốt nghiệp ngành này khá hấp dẫn. Bên cạnh đó, người học hoàn toàn có thể tìm kiếm thêm các công việc ngoài giờ hành chính để tăng thu nhập.

Việt Producer - Chuyên sản xuất phim doanh nghiệp, TVC

Share:

Picture of Trang Ái
Trang Ái

facebook  twitter  Tumblr  pinterest   Linkedin   instagram  Flickr

Tôi là Trang Ái, có đam mê với video cho doanh nghiệp. Hiểu được rằng video là trợ thủ đắc lực để định vị sản phẩm, nâng tầm thương hiệu. Vì thế, tôi mong muốn lan tỏa kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực này để tạo giá trị hữu ích cho người đọc.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Scroll to Top