Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Cơ hội phát triển tăng doanh thu

Home - Kiến thức kinh nghiệm hay - Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Cơ hội phát triển tăng doanh thu

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp đã và đang được thúc đẩy mạnh mẽ. Xu hướng này đang tác động tích cực tới nhiều mặt của kinh doanh và tạo ra cơ hội phát triển cho doanh nghiệp. Sự số hóa không đơn giản chỉ là ứng dụng vào công việc quản lý, sản xuất, mà cần thể hiện tiên phong ở chiến lược quảng bá.

Chuyển đổi số doanh nghiệp là gì?

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là chuyển từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình số. Cụ thể, đây là quá trình ứng dụng công nghệ vào hệ thống quản lý, sản xuất, phân phối, marketing cũng như xây dựng văn hóa cho công ty.

Số hóa không chỉ là tích hợp các công nghệ đại trà, mà còn thay đổi chiến lược kinh doanh theo cách hiện đại, khoa học. Từ đó, nâng cao hiệu quả làm việc, hướng tới hình ảnh công ty tân tiến. Đây cũng là một khía được ưu tiên triển khai hàng đầu trong chuyển đổi số ngành xây dựng.

chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Công nghệ cần được ứng dụng vào toàn bộ quy trình sản xuất, quản lý cũng nhu chiến lược kinh doanh (Ảnh sưu tầm)

Hiện nay, có 6 mức độ chuyển đổi số trong doanh nghiệp đã được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt, bao gồm:

  • Mức độ 0 – Chưa chuyển đổi: Cấp độ dành cho công ty chưa có hành động về chuyển đổi số hoặc chưa rõ ràng.
  • Mức độ 1 – khởi động: Dành cho công ty chuyển đổi số đã có một số hành động số hóa nhỏ.
  • Mức độ 2 – Bắt đầu: Công ty đã nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số và bắt đầu ứng dụng những công nghệ chính vào kinh doanh.
  • Mức độ 3 – Hình thành: Chuyển đổi số đã được ứng dụng vào hầu hết các bộ phận chính, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Đây là cột mốc bắt đầu cho công ty số.
  • Mức độ 4 – Nâng cao: Nền tảng số đã tối ưu nhiều công việc trong sản xuất, kinh doanh. Ở mức độ 4, cơ sở đã cơ bản đổi thành công ty số.
  • Mức độ 5 – Dẫn dắt: Mức độ gần như hoàn thiện, trở thành doanh nghiệp chuyển đổi số hoàn thiện với hầu hết các hoạt động dựa trên nền tảng số. Lúc này, cơ sở đã có khả năng dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp, tạo ra hệ sinh thái số.

Dựa vào 6 mức độ trên, Bộ sẽ thẩm định và cấp Chứng nhận để doanh nghiệp dễ dàng quảng bá cho thương hiệu. Ngoài ra, họ sẽ có cơ hội tham gia các chương trình chuyển đổi số chính thống của Nhà nước. Đó là số ít trong nhiều lợi ích mà chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp.

Lợi ích vượt trội của chuyển đổi số trong doanh nghiệp

5 lợi ích của chuyển đổi số trong doanh nghiệp:

Tiết kiệm chi phí vận hành

Các khoản chi trả luôn là yếu tố khiến người làm kinh tế “đau đầu”. Do đó, giảm được nguồn chi phí không cần thiết, tối ưu nhân lực, cắt bỏ nguồn kinh phí “chìm” là một lợi ích mà mọi doanh nghiệp đều mong muốn.

Tiếp cận với nhiều đối tác khách hàng trong và ngoài nước

Khi làm việc trên nền tảng IoT (Internet kết nối vạn vật), việc tìm kiếm và tiếp cận đối tác sẽ trở nên dễ dàng hơn, không giới hạn về địa lý. Không những vậy, nhiều hình thức quảng bá thuận tiện, hấp dẫn cũng là điểm mạnh để doanh nghiệp tạo ấn tượng với đối tác.

Tối ưu hóa năng suất làm việc 

Quy trình làm việc khi được số hóa sẽ không cần tốn nhân công thực hiện các tác vụ đơn giản. Nhân viên sẽ có thời gian tập trung vào công việc chính, nâng cao chuyên môn. Với một mô hình vận hàng thông minh, nhân viên cũng có tinh thần làm việc tốt hơn.

Thích ứng linh hoạt với mọi trường hợp

Sự biến đổi không chỉ là thị trường, đó còn là sự thay đổi về đời sống, khí hậu, nhu cầu,… Khả năng thích ứng không dừng lại ở việc giải quyết các vấn đề hiện tại mà còn dự đoán được tình hình tương lai, nhận biết cơ hội.

Chuyển đổi số du lịch là một trong những ví dụ điển hình, bởi đây là lĩnh vực bị thiệt hại nặng nề từ dịch Covid-19. Nhiều công ty du lịch đã tiến hành công nghệ hóa: Đặt phòng online, thanh toán online, áp dụng blockchain,… để thích ứng với thời cuộc.

chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Du lịch bắt đầu thích ứng với thời cuộc bằng cách đưa công nghệ vào thao tác đặt phòng, thanh toán(Ảnh sưu tầm)

Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Nhờ vào sản phẩm công nghệ, công ty có thể kịp thời ghi nhận, phản hồi ý kiến khách hàng. Một số ngành nghề đặc trưng khi dùng phần mềm hay ứng dụng online còn hỗ trợ người dùng tiết kiệm thời gian, giảm thao tác. Từ đó, “ghi điểm” trong lòng khách hàng.

Tính tới thời điểm hiện tại, viễn thông là ngành có sự chuyển đổi số rõ rệt và hiệu quả nhất, với hai “ông lớn” tiên phong là: VNPT chuyển đổi số, Viettel chuyển đổi sốFPT chuyển đổi số. Trong đó, chuyển đổi số VNPT đã trở thành thương hiệu khi nhắc đến tập đoàn trên.

Với các lợi ích trên đủ để thấy chuyển đổi số sẽ mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích to lớn. Và điều này sẽ càng có giá trị khi các cá nhân/tổ chức hiểu về các xu hướng chuyển đổi số trong thời đại công nghệ hiện nay.

Xu hướng chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Thời đại mới, chuyển đổi số trở thành xu hướng mà các doanh nghiệp cần nắm bắt và hiểu rõ, nhất là các đặc điểm nổi bật sau:

Internet và 5G phủ sóng

Phổ biến internet và mạng 5G cho mọi nhân viên, công nhân để phục vụ cho quá trình sản xuất

Đẩy mạnh bảo mật dữ liệu và an ninh mạng 

Làm việc trên nền tảng số, internet cũng có nhược điểm là nguy cơ bị rò rỉ thông tin cao. Các doanh nghiệp Việt Nam đang dần quan tâm hơn tới giải pháp bảo mật, đảm bảo an toàn cho thông tin của cơ quan, công ty. Họ có xu hướng sử dụng Big Data (dữ liệu lớn) và Ai (trí tuệ nhân tạo), phòng trừ trường hợp xấu xảy ra.

Điện toán đám mây

Điện toán đám mây là một mô hình cho phép người dùng lưu trữ, giám sát, khôi phục dữ liệu. Cloud Computing còn được dùng cho việc phân tích, khai thác thông tin dựa vào internet.

Tự động hoá kinh doanh

Tự động hóa kinh doanh (BPA) là kết nối phần mềm số với cổng thông tin nhằm tự động sắp xếp công việc bị trùng lặp. Xu hướng này cần triển khai trong một thời gian dài và theo sát chặt chẽ nếu muốn đạt được hiệu quả cao.

Nhìn chung, chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cần sự chuyển biến mạnh mẽ để theo kịp tình hình chung hiện tại. Tuy có nhiều khó khăn nhưng đó là cũng cánh cổng tiến tới những cơ hội mới đằng sau.

Nắm rõ điều này, nhiều doanh nghiệp đã có nỗ lực tích cực trong đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số cho các hoạt động. Dù thực tế chỉ ra rằng, vẫn còn những tồn tại cần khắc phục.

Thực trạng chuyển đổi số doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay

Tại Việt Nam, chuyển đổi số không còn là khái niệm xa vời. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một bộ phận doanh nghiệp chưa thực sự hiểu rõ vai trò của xu hướng này. Đặc biệt là chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ khi theo Liên đoàn Thương mại Và Công nghệ Việt Nam, hiện các doanh nghiệp này có trình độ khoa học công nghệ số còn thấp, 80 – 90% máy móc là nhập khẩu, 80% là sử dụng công nghệ cũ từ 1890 – 1990. Số hoá vẫn chỉ dừng lại ở số ít doanh nghiệp lớn. Theo thống kế, thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp cụ thể như sau (theo fsivietnam.com.vn):
  • 98% số doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa hiểu đúng và đủ về chuyển đổi số trong thời đại 4.0
  • 31% số doanh nghiệp đang dừng ở mức bước đầu
  • 53% số doanh nghiệp đang dừng ở mức theo dõi, quan sát
  • 3% số doanh nghiệp cơ bản hoàn thiện giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên trong thời kỳ số hóa, các cơ sở kinh doanh hiện đang phải đối mặt với những khó khăn như (theo fsivietnam.com.vn):

  • Thiếu thốn về nguồn nhân lực, kỹ năng số (chiếm 17%)
  • Thiếu thiết bị đủ tốt để chuyển đổi công nghệ (chiếm 16,7%)
  • Thiếu tư duy về kỹ thuật số, văn hóa số trong nơi làm việc (15,7%).
chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Trong thời kỳ số hóa, các cơ sở kinh doanh hiện đang phải đối mặt với những khó khăn (Ảnh sưu tầm)
Tuy nhiên không phải không có điểm sáng khi có 18% các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại nước ta đã và đang bước đầu đầu tư công nghệ tiên tiến Cloud Computing, 12.7% cho an ninh mạng, 10.7% cho nâng cấp hệ thống phần mềm/phần cứng,…
Thực tế cũng chỉ ra rằng, tại Việt Nam chuyển đổi số đang diễn ra ở hầu hết các loại hình và dưới nhiều mức độ khác nhau. Nhất là trong ngành ngân hàng, y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, tài chính,… Tiêu biểu phải kể đến hơn 30 thành phố sẽ được dự định xây dựng smartcity theo công nghệ mới tiên tiến. Ngân hàng cũng nỗ lực ứng dụng loT (internet vạn vật) trong giao dịch với khách hàng, kết nối các hệ sinh thái trực tuyến. Ví dụ như Timo của VP Bank, E-Zone của BIDV,… Hay ở nhóm “big 4” có thể kế đến ứng dụng ngân hàng số của Vietcombank, ATM đa chức năng của Agribank,… Ngoài ra, ngân hàng tự động, định danh trực tuyến hay giao dịch tự động,… cũng là những thành tựu đáng được ghi nhận.
Về lĩnh vực y tế, Bộ Y tế cũng đang có bước đầu hình thành kho dữ liệu tập trung hướng tới đào tạo nhân lực. Bộ cũng đẩy mạnh phát triển sổ sức khoẻ điện tử và hướng tới bao phủ trên diện toàn dân, giúp người dân có thể chủ động quản lý và theo dõi sức khoẻ của chính mình.
Hay tại Vinamilk cũng đã tích cực chuyển đổi cách thức hoạt động khi ứng dụng mô hình Agile. Công tác này được triển khai trên hầu hết các công đoạn từ quản trị đến tài chính, nhân sự và các chuỗi cung ứng.
Đó là một trong những đại diện tiêu biểu về việc ứng dụng chuyển đổi số doanh nghiệp đang được đẩy mạnh tại nước ta. Đây là tín hiệu đáng mừng và hứa hẹn trong thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng. Đặc biệt khi trong báo cáo kinh tế số mới đây tại khu vực Đông Nam Á, dự báo 2025 Việt Nam sẽ đạt mốc 50 tỷ đô. Điều này cho thấy, đây vẫn sẽ tiếp tục là “chất xúc tác” mạnh thúc đẩy kinh tế – xã hội đất nước phát triển, từ đó mở ra nhiều triển vọng mới cho Việt Nam trong tương lai gần.
Và điểm chung ở các doanh nghiệp thời kỳ công nghệ là chú trọng vào marketing. Cụ thể là đầu tư nhiều vào video marketing và phát triển kênh truyền thông số. Đây sẽ là trợ thủ đắc lực để các nhà quản lý nâng cao vị thế, khẳng định giá trị thương hiệu và thể hiện tầm nhìn mới trong thời kỳ mới như hiện nay.

Video marketing – Cơ hội quảng cáo tăng doanh thu cho doanh nghiệp

Video marketing tạo ra nhiều cơ hội quảng cáo cho doanh nghiệp nhờ những ưu điểm sau:

Truyền tải thông điệp hiệu quả vượt trội 

Khi nội dung được thể hiện bằng hình ảnh, video kết hợp cùng âm thanh bắt tai, công chúng sẽ dễ dàng tiếp nhận cũng như ghi nhớ lâu dài. Não bộ con người sẽ xử lý thông tin bằng hình ảnh nhanh hơn gấp 60.000 lần so với dạng văn bản (theo colormedia.vn). Dùng video để quảng bá sẽ khiến người xem hứng thú hơn và không bỏ sót hay đọc lướt thông tin.

Thể hiện tính chuyên nghiệp, sự tin cậy

Sự chỉn chu, chi tiết khi sản xuất video marketing không chỉ đem lại hiệu quả tích cực mà còn thể hiện tính chuyên nghiệp. Sự tin cậy của khách hàng cũng từ đó được gây dựng vững chãi.

Lan tỏa thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ mạnh mẽ

Video marketing đại diện cho hình ảnh công ty: Hiện đại, sáng tạo và thời thượng. Việc khơi gợi cảm xúc bằng những thước phim ý nghĩa là cách tốt nhất để tạo niềm tin nơi khách hàng, đồng thời xây dựng thương hiệu vững mạnh.

chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Video lan tỏa thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ mạnh mẽ (Ảnh sưu tầm)

Tăng doanh thu, lợi nhuận

Theo thống kê của Hubspot, 90% số người xem video khẳng định rằng các loại video giới thiệu hay đánh giá về sản phẩm là lý do khiến họ tiến tới mua hàng. Việc làm cần triển khai bây giờ là lồng ghép dịch vụ, mặt hàng vào video để tiếp cận gần hơn với khách hàng.

Tạo khác biệt với đối thủ

Video marketing là lĩnh vực tiềm năng khi chỉ có 9% doanh nghiệp hiện tại sử dụng. Nếu đầu tư vào video quảng cáo, thương hiệu sẽ trở nên nổi bật và có cơ hội thắng lợi trước đối thủ.

Video marketing hỗ trợ doanh nghiệp thỏa sức sáng tạo, trình bày nhiều khía cạnh của ngành nghề qua những ý tưởng táo bạo. Nhờ đó, khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ và nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu.

Phương án tốt nhất để sản xuất được video chất lượng, đúng với mục đích marketing là tìm chọn một đơn vị làm phim uy tín.

Việt Producer – Đơn vị làm phim, video marketing chuyên nghiệp

Việt Producer là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ về video marketing, phục vụ cho mục  đích quảng cáo trên nhiều phương tiện và pitching:

  • Phim doanh nghiệp
  • TVC
  • Phim giới thiệu sản phẩm
  • Motion Graphic
  • VR 360 
  • Intro – Outro
  • Video viral.

Ekip đã thực hiện hơn 1000 clip, được hơn 200 khách hàng tin tưởng. Để tạo được chỗ đứng trên thị trường, Việt Producer luôn làm việc hướng tới giá trị của từng sản phẩm và chú trọng tới quyền lợi của đối tác:

  • Cam kết chất lượng sản phẩm: Độ phân giải cao, đủ số lượng video, đúng với mục đích marketing của chủ thương hiệu
  • Hợp đồng rõ ràng và tin cậy
  • Tối ưu chi phí, thời gian cho khách hàng
  • Đội ngũ nhân sự chuyên môn cao, được đào tạo kỹ lưỡng
  • Kỹ thuật làm phim hiện đại
  • Thiết bị tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng mọi nhu cầu trên thị trường
  • Quy trình làm việc bài bản.

Việt Producer luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trên con đường chuyển đổi số, đưa ra giải pháp marketing bằng video. Liên hệ với chúng tôi ngay bây giờ qua hotline hoặc email.

Có thể thấy, chuyển đổi số trong doanh nghiệp đang có những bước đi chắc chắn. Tuy nhiên, để đạt được mức độ số hóa thành công, người kinh doanh tại Việt Nam còn phải tự học hỏi, hoàn thiện nhiều hơn.

Việt Producer - Chuyên sản xuất phim doanh nghiệp, TVC

Share:

Picture of Trang Ái
Trang Ái

facebook  twitter  Tumblr  pinterest   Linkedin   instagram  Flickr

Tôi là Trang Ái, có đam mê với video cho doanh nghiệp. Hiểu được rằng video là trợ thủ đắc lực để định vị sản phẩm, nâng tầm thương hiệu. Vì thế, tôi mong muốn lan tỏa kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực này để tạo giá trị hữu ích cho người đọc.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Scroll to Top