Animation là gì? Animation có gì mà sao gần đây lại được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm, sử dụng cho các video marketing của mình đến vậy. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn tất cả những thông tin hữu ích, mà bạn cần biết về dạng video này.
Hiểu đúng về animation là gì?
Nghe có vẻ xa lạ, nhưng animation dịch là hoạt hình. Ở đây chúng ta dễ dàng hình dung về những bộ phim hoạt hình đã từng coi như Nữ hoàng băng giá, Công chúa ngủ trong rừng… Đấy hoàn toàn là những nhân vật và tình tiết không thật trong cuộc sống. Nhưng được sắp xếp theo một cốt truyện mạch lạc, rõ ràng.
Animation có thể chứa những hình ảnh trong cuộc sống, nhưng được tiếp cận theo một hướng rất độc đáo, sáng tạo và cuốn hút. Tất cả chúng đều được tạo nên bằng nhiều cách khác nhau. Nhưng hiểu chung là từ đồ họa mà ra. Sáng tạo hình ảnh đồ họa và làm chuyển động chúng theo ý muốn là cách mà người ta hay nhắc về animation.

Những điều cần biết về animation
Phân loại animation
- Motion graphics
Khi tra cứu từ khóa animation là gì, bạn thường nhận về kết những thông tin so sánh giữa animation và motion graphics. Bởi vì chúng có cùng chung xuất phát điểm là sử dụng đồ họa tạo thêm chuyển động. Tuy nhiên, dù motion graphics là “con” của animation nhưng lại có tính chất và công dụng hoàn toàn khác biệt với những thể loại còn lại. Điều này cũng tạo nên các đề tài so sánh giữa chúng.

2. Hoạt hình truyền thống
Đây là xuất phát điểm đầu tiên của animation. Với thể loại này đòi hỏi người thực hiện phải giỏi kỹ năng vẽ. Bởi animation theo cách này được tạo nên là nhờ vào việc vẽ tay. Họ vẽ liên tục cho từng phân cảnh, cho từng nhân vật và cả diễn biến tâm trạng của nhân vật. Thông thường, để hoạt hình xem mượt mà, thì cần tối thiểu 12 hình/s, còn với mức cơ bản ngày nay cần 24 hình/s. Vì còn thô sơ nên giai đoạn tạo animation như này mất rất nhiều thời gian để làm thành bộ phim hoạt hình.
3. 2D và 3D animation
2D và 3D chính là giai đoạn animation được sử dụng các công cụ máy tính để thực hiện thay vì vẽ tay như trước. Tuy nhiên, 2D dễ sử dụng hơn vì chủ yếu dùng vectors để tạo hình nhân vật, khung cảnh. Còn 3D thì đưa vào chương trình không gian 3 chiều để xử lý. Và dĩ nhiên, những diễn hoạt trên 3D giúp các đoạn clip trở nên rõ ràng và chân thực hơn.

4. Stop motion
Sử dụng con rối, đất sét, sử dụng bóng, hay sử dụng người thật – cảnh thật… để tạo lên video. Đây cũng chính là cách người ta nhớ, cũng như đặt tên cho stop motion. Với mỗi nội dung khác nhau, mỗi chất liệu khác nhau được sử dung thì stop motion mang lại trải nghiệp hoàn toàn lạ lẫm cho người xem.
Công dụng của animation là gì?
Khi hỏi animation là gì? hẳn nhiều người sẽ cho rằng đó chỉ là phim hoạt hình. Điều này không sai, nhưng chưa đủ. Hãy thử hình dung về những đoạn quảng cáo, những chiếc app commercial hay những đoạn giới thiệu doanh nghiệp… Dĩ nhiên bạn gặp rất nhiều nhân vật đồ họa và những hình ảnh tương tự. Mà bạn từng cho rằng animation chỉ có trong hoạt hình. Đấy chính là mức độ viral của animation.
Có một sự thật rằng, animation là hình thức đạt mức độ hiệu quả kinh tế nhất, đặc biệt là trong kinh doanh. Việc sử dụng animation làm quảng cáo cho sản phẩm sẽ tiết kiệm chi phí, thời gian rất nhiều so với việc thuê diễn viên và dàn ekip quay. Điều này tránh được hình thức quảng cáo “trắng trợn” mà người xem thường nhanh chóng bỏ qua. Nhưng với sự đáng yêu và hấp dẫn của animation thì hoàn toàn không như thế.
Animation còn là sử dụng những nhân vật vào các bài báo cáo trong powerpoint. Là sử dụng chúng để diễn giải những vấn đề phức tạp thành đơn giản, dễ hiểu nhất và lồng ghép thông điệp vào đấy. Là một công đôi việc, vừa mang yếu tố giải trí vừa mang tính chất công việc. Phù hợp với hầu hết mọi lứa tuổi vì họ sẵn sàng bỏ vài phút để xem một video ngộ nghĩnh đầy tò mò. Đấy chính là giải đáp khi nhắc về video animation là gì?

Video animation được tạo ra như thế nào và phù hợp với ai?
Video animation chính là một dạng sản phẩm của animation nói chung. Bởi nó có thể tạo từ motion graphics, nhưng cũng có thể từ 2D, 3D, hay stop motion hoặc thậm chí là traditional motion.
Có thể nói mục tiêu mà video animation chạm tới không ngoại trừ một ai. Xét về mặt tiếp nhận sản phẩm, từ mọi lứa tuổi đều sẵn sàng và trở nên hứng thú hơn khi xem những video như thế. Vì đáng yêu, vì không rườm rà và nội dung xúc tích có ý nghĩa.
Bên cạnh vấn đề chuyên môn mà các nhà sản xuất Animation quan tâm, thì về khía cạnh người muốn làm video animation như các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và cá nhân những nhân sự ứng tuyển vào công ty hoặc thuyết trình. Bởi nó giúp cho họ thể hiện rõ ràng những con số hoặc thông tin phức tạp muốn truyền tải. Đặc biệt đối với người ngoài chuyên môn, sẽ giúp họ dễ hiểu hơn.
Đồng thời, đây cũng là cách nhận diện thương hiệu đạt hiệu quả cao nhất và ít tốn kinh phí cho doanh nghiệp. Không chỉ thế, tại các hội chợ, hội thảo hay sự kiện… Animation cũng thường được sử dụng.
Các bước tạo ra animation
Ideation – Ý tưởng
Mọi vấn đề triển khai cần phải có ý tưởng. Hãy thống nhất thông điệp muốn truyển tải trong đoạn video cũng như cách diễn hoạt về nhân vật và bối cảnh như thế nào. Bước này sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quan về các lối đi tiếp sau đó.
Kịch bản
Đừng quá phức tạp và lo lắng khi bạn không phải dân chuyên hay một đạo diễn. Vì đây chỉ là một video animation chứ không phải là một bộ phim hoạt hình. Kịch bản chỉ cần bạn liệt kê các ý cần có, cụ thể hoặc sơ lược. Điều này sẽ cho bạn biết được những hiệu ứng âm thanh hay hình ảnh nào cần đưa vào cho hợp lý.
Style frames
Định hình phong cách của bạn trong video animation là gì. Về cảm xúc, về màu sắc sao cho phù hợp với thương hiệu và nội dung. Lúc này kịch bản sẽ được bám sát và thể hiện rõ ràng hơn.
Story board
Camera đặt ra sao, chuyển cảnh như thế nào, các nhân vật chuyển động như thế nào cho hợp lý… Đều được minh họa rõ ràng dựa trên style frames.

Voice hoặc music
Tùy vào mỗi dự án mà bạn có thể thu âm giọng đọc trước hoặc sau và điều chỉnh cho phù hợp với nội dung. Tuy nhiên cũng có animation không cần đến voice. Lúc này thường sử dụng âm nhạc chèn vào để tăng tính hấp dẫn cho animation đó.
Animation
Hình ảnh nhân vật lúc bấy giờ sẽ được định hình rõ ràng và vẽ trên các công cụ phần mềm như photoshop, illustration… Sau đó tạo chuyển động cho chúng, chèn hiệu ứng vào là coi như xong.
Export
Kiểm tra lại từ hình ảnh, hiệu ứng đến âm thanh nếu không có vấn đề thì có thể xuất ra.
Animation css là gì?
Đây là một thuộc tính không liên quan gì đến các chủ đề trong bài viết. Nhưng lại có rất nhiều bạn hỏi và nhầm tưởng nó là một bộ phận trong video animation. Vậy animation css là gì? Đây là một thuộc tính chỉ có trong thiết kế website. Giúp bạn tạo ra các chuyển động trên website nhằm tạo ấn tượng và thu hút người xem hơn.
Tất tần tật về animation là gì đều được thể hiện rõ ở những nội dung trên đấy. Một cái nhìn bao quát nhất về kiến thức animation và xu hướng hiện đại ngày nay. Nếu bạn có đam mê hoặc bạn muốn có những sản phẩm animation riêng cho mình thì hãy tìm đến cơ sở uy tín để thực hiện. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: Nhận làm Animation 2D 3D