Animation graphics là gì? Nó có thể là một trong những thuật ngữ khá xa lạ với nhiều người. Bạn chỉ mới nghe đến animation, motion graphics nhưng chưa nghe đến animation đi kèm với “graphics” phải không? Cùng tìm hiểu nhé.

Định nghĩa về animation graphics
Về cơ bản, animation graphics được dịnh sang tiếng Việt là “hoạt hình chuyển động”. Nghe rất đơn giản đúng không? Thực tế thì “hoạt hình chuyển động” không thể diễn tả đúng được ý nghĩa của nó. Nên Việt Producer khuyên bạn vẫn nên đọc là animation graphics cho chính xác nhất.
Vậy Định nghĩa chính xác nhất của Animation graphics, là một trong những biến thể của stop motion. Nó cũng liên quan rất nhiều tới animation 2D và hoạt hình theo dạng vẽ giấy truyền thống. Nhưng vẫn đủ điều kiện, và là một trong những biến thể phổ biến nhất của stop motion.
Ví dụ chính xác nhất của dạng này là bộ phim hoạt hình Condensed Cream of Beatless. Được công chiếu năm 1974
https://www.youtube.com/watch?v=HyjigI3mqy0
Mặc dù animation graphics hiện nay không còn được sử dụng nhiều. Nhưng đây từng được xem là bước đệm quan trọng. Cho sự phát triển của ngành sản xuất phim hoạt hình hiện nay.
Ngoài Animation graphics, còn những dạng animation phổ biến nào?
Traditional animation
Đây là một trong thể loại tiền sử dẫn đến animation hiện đại như ngày nay. Bởi lẽ hoàn toàn sử dụng công cụ thô sơ là vẽ bằng tay trên những mảnh giấy được gọi là cell. Có thể tưởng tượng như cách mà chúng ta khi xưa học vẽ trên sách mỹ thuật của mình. Trung bình cứ 1 giây thì cần từ 12 đến 24 bức vẽ, việc này phải thực hiện tuần tự nhanh chóng.
Vậy nên nếu thực hiện animation theo cách này, bạn phải có một đội vẽ vô cùng tài năng và đam mê. Đó cũng là cách mà Pokemon, Walt Disney, Spirited Away… được ra đời.
Dạng traditional animation này cũng liên quan rất mật thiết với animation graphics.
2D animation
Khi bạn đã hiểu animation graphics là gì? Chắc chắn bạn sẽ nhận đình rằng, animation 2D là bước ngoặt lớn được phát triển lên từ animation graphics. Bởi vì rất nhiều điểm tương đồng, và khả năng dễ dàng tiếp cận. Những ai không xuất thân từ animation hoặc không giỏi vẽ thì vẫn có cơ hội trở thành animator. Đặc biệt khi designer muốn mở rộng lĩnh vực của mình sang bên này.
Sản xuất 2D animation được biết đến như là một hoạt hình dựa trên vectors. Vì khi áp dụng các kỹ thuật công nghệ vào và hầu hết nhân vật hay tình tiết điều được tạo từ vectors. Điều này trở nên đơn giản và dễ làm vô cùng. Không còn phải vẽ lại nhân vật khi tính cách của họ bị thay đổi. Vì lúc này chỉ cần tạo hình nhân vật và điều chỉnh thái độ cho phù hợp với từng phân cảnh. After affect chính là một trong những trợ thủ đắc lực của 2D animation.
3D animation

3D Animation còn được gọi là computer animation. Đôi khi còn được ví như việc chơi điều khiển với các con rối. Vì những người thực hiện sẽ điều khiển tính cách nhân vật trên phần mềm 3D với bằng các nút lệnh. Lúc này, máy tính sẽ giúp bạn tính được thời gian mà mỗi chuyển động khác nhau của nhân vật sẽ đi qua.
Không chỉ thế, điểm khác biệt của 3D animation so với 2D và traditional đó là chuyển động của nhân vật luôn được thể hiện rất rõ. Bởi khi vẽ bằng vectors hay vẽ tay, thì sẽ có những chi tiết không vẽ được do bị chồng chất nên khi thể hiện sẽ có điểm khuất. Còn với 3D thì mọi thứ được đưa ra rất rõ ràng. Đồng thời mọi chuyển động trong 3D cũng rất chân thật.
Motion graphics

Motion graphics chính là một trong những thể loại của animation. Nhưng có tính chất hoàn toàn khác lạ. Mặc dù, cũng dùng kỹ thuật đồ họa để làm di chuyển những vật từ tĩnh thành động. Tuy nhiên, motion graphics hoàn toàn đơn giản hơn. Từ nhân vật, hay cách chuyển động cũng rất đơn giản.
Đặc biệt, motion graphics không hoàn toàn phục vụ cho việc tạo nên phim hoạt hình như traditional, 2D hay 3D. Mà nó có tác dụng thương mại và quảng bá. Khai thác một khía cạnh khác của animation. Một số sản phẩm của motion graphics đang rất thịnh hành và chưa có dấu hiệu ngừng hot. Điển hình như app commercial, explainer video, animated logo, television promo, film opening title
Ngoài ra, với motion graphics cũng không cần có câu chuyện, hay nhân vật như khi làm animation. Nó là nghệ thuật của yếu tố đồ họa. Không đòi hỏi phải có những kỹ năng và kiến thức của các thể loại animation kia. Nhưng phải biết được những thuộc tính chung và chuyển động quan trọng của camera.
Stop motion
Với thể loại này sẽ kết hợp giữa các nguyên tắc làm phim hành động trực tiếp với các nhân vật hoạt hình truyền thống. Tức là bạn sẽ sử dụng một vật nào đấy để chụp ảnh, mỗi bức ảnh là một chuyển động của vật. Sau đó sẽ cho yếu tố illusion vào sự chuyển động đó. Phương pháp này tựa như traditional animation nhưng nó sử dụng chất liệu thật thay vì vẽ.
Stop motion cũng được chia làm nhiều thể loại khác nhau: Claymation – đất sét, puppets – con rối, cut-out và silhouette – bóng và pixilation – sử dụng người thật cảnh thật để làm đoạn clip không thật. Đôi khi stop motion cũng sử dụng action figures or lego characters.
Với những kiến thức tương đối đầy đủ và rõ ràng ở trên về animation graphics là gì. Hy vọng bạn có thể hiểu và nhận biết được những dạng animation xung quanh mình. Đồng thời, nếu bạn đang có ý định nghề nghiệp về animation thì tài liệu này sẽ giúp bạn có thể những kiến thức nền tảng vững chắc. Chúc bạn có được những điều thú vị từ animation.