Chiến lược tiếp thị sản phẩm thành công đúng đắn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp ở thời điểm nhất định mà còn giúp thương hiệu gây dựng tiếng tăm, tăng lợi nhuận bền vững trong tương lai.
Chiến lược tiếp thị của Apple
Apple là một trong những thương hiệu sản phẩm và phần mềm công nghệ hàng đầu, không cần chi quá nhiều tiền cho việc tiếp thị, quảng bá. Họ sử dụng chiến lược tạo tin đồn hay còn được gọi là Marketing truyền miệng, tạo nên những cơn sốt trong cộng đồng người tiêu dùng mỗi khi ra mắt sản phẩm mới.
Dù Apple chưa tiết lộ bất cứ thông tin nào nhưng những lời đồn thổi từ giới truyền thông đã khiến người dùng tin tưởng đó là các “siêu phẩm”. Không chỉ vậy, thương hiệu này còn tạo ra được các hiệu ứng tâm lý như FOMO (nỗi sợ hãi bỏ lỡ những điều thú vị, hay ho mà người khác đang được trải nghiệm) hay hiệu ứng lan truyền Informational Social Influence (ISI).
Chiến lược marketing hoàn hảo đã giúp Apple vươn lên vị thế bá chủ của “thung lũng silicon”. Hình ảnh hàng ngàn người thức thâu đêm để xếp hàng mua một chiếc điện thoại iphone mới không còn quá xa lạ với những người yêu thích sản phẩm của “ông lớn” này. Vậy, hãng đã làm gì để tạo nên một thương hiệu hùng mạnh đến như vậy?
Quảng cáo dựa trên trải nghiệm của khách hàng
Apple quan niệm: “Vị thế của sản phẩm dựa trên phản ứng tích cực của khách hàng”. Điểm nổi bật trong các chiến lược quảng cáo của thương hiệu là dùng trải nghiệm của những người có tầm ảnh hưởng để cho người tiêu dùng thấy sản phẩm của họ hoàn hảo đến mức nào. Nếu như các thương hiệu khác sử dụng KOL chỉ để quảng cáo, thì với Apple, họ mang đến cho những người nổi tiếng trải nghiệm tuyệt vời nhất khi sử dụng hàng hóa.
Theo nghiên cứu của Nielsen về niềm tin của người tiêu dùng cho thấy kết quả:
- 92% khách hàng tin tưởng lời khuyên từ gia đình, bạn bè
- 70% tin tưởng những người đã sử dụng qua sản phẩm
Bởi lý do này, khi mang đến cho khách hàng trải nghiệm trước khi mua, Apple đã ngầm khẳng định rằng sản phẩm của hãng là tốt nhất và đủ để thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng.
Đề cao sự đơn giản
Từ việc hiểu được người dùng không thích sự phức tạp và có xu hướng yêu thích phong cách tối giản, hãng đã sử dụng những content bình dị, gần gũi với các đối tượng khách hàng và hạn chế tối đa từ ngữ chuyên ngành. Nhận thức rõ ràng về việc khách hàng mục tiêu là những người “không hiểu biết về công nghệ” đã giúp chiến dịch marketing của Apple tạo được tiếng vang nhanh chóng.
Ngoài ra, việc định vị thương hiệu với thông điệp “Đơn giản là trên hết” còn được “bậc thầy tiếp thị” thể hiện thông qua blog và website. Thay vì tạo ra một website “hoa mỹ”, Apple đã tối ưu web và chỉ đem đến những thông tin hữu ích nhất cho khách hàng.
Kết nối cảm xúc
Cảm xúc là chìa khóa để tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Các TVC của Apple có độ thảo luận và độ viral cực kỳ cao. Trong quảng cáo Ipad đầu tiên ra đời vào 2010, bối cảnh được xây dựng là các nhân vật trong một căn phòng, họ không nói về tốc độ load, kích thước màn hình hay thông số kỹ thuật mà chỉ đơn giản là họ yêu Ipad như thế nào.
“Nội dung khơi gợi cảm xúc” trở thành “paint point” đánh vào đối tượng khách hàng tiềm năng đã hỗ trợ Apple tạo ra các chiến dịch đầy xúc cảm và có độ lan tỏa cao.
Chiến lược tiếp thị của Chanel
Là một thương hiệu thời trang đẳng cấp, uy tín hàng đầu thế giới, Chanel sở hữu những chiến lược Marketing nổi tiếng “không giống ai”. Không quan tâm đối thủ cạnh tranh, không bán hàng trên mạng xã hội, không giảm giá, họ đầu tư xây dựng dòng sản phẩm theo phong cách riêng, thanh lịch, nhã nhặn, không chạy theo xu hướng.
Chiến lược sản phẩm
Dù có phần bảo thủ nhưng chiến lược tiếp thị sản phẩm của Chanel đã khiến họ trở nên khác biệt trong thị trường các mặt hàng xa xỉ.
Đặc biệt, Chanel không bao giờ để ý đến các đối thủ cạnh tranh như Louis Vuitton hay Gucci. Dù đối thủ ra mắt sản phẩm mới hay truyền thông rầm rộ, Channel vẫn tập trung vào định hướng riêng của mình, không thay đổi trong chiến lược.
Chiến lược về giá
Để thúc đẩy doanh thu sản phẩm mới, thay vì giảm giá, khuyến mãi, Channel lựa chọn chiến lược phát triển sản phẩm bình dân hơn để tiếp cận phân khúc khách hàng tầm trung.
Chiến lược tiếp thị
Thương hiệu cao cấp này không bán hàng trên các kênh social, cũng không thường xuyên phản hồi bình luận. Channel chỉ quan tâm và chăm sóc khách hàng khi họ ghé thăm showroom, thực hiện chiến lược tư vấn, “chinh phục” khách hàng “face to face” thay vì tương tác gián tiếp.
Chiến lược tiếp thị sản phẩm của Pepsi
Là một thương hiệu toàn cầu, Pepsi đã tự định vị mình là thương hiệu có sức trẻ, sự sôi nổi. Điều này được thể hiện rõ thông qua các chiến lược tiếp thị sản phẩm của họ.
Mặc dù là sản phẩm “sinh sau đẻ muộn” so với Coca Cola, Pepsi dường như vẫn có “vũ khí bí mật” để nắm thế chủ động trong cuộc chiến cạnh tranh trường kỳ này. Với thông điệp “Sự lựa chọn của thế hệ mới”, Pepsi đã rất thông minh khi tránh điểm yếu của mình và tận dụng lợi thế về storytelling để xây dựng hình ảnh thương hiệu vững chắc.
Chiến lược sản phẩm
Các sản phẩm của Pepsi luôn đảm bảo và cải tiến chất lượng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Một số đồ uống nổi bật của hãng có thể kể đến như: Pepsi, Aquafina, Twister, Lipton,…
Chiến lược về giá
Nhằm đáp ứng thị hiếu của phần lớn người tiêu dùng, giá thành các sản phẩm của ông lớn Pepsi phù hợp với đối tượng có thu nhập thấp và trung bình. Điều này giúp khách hàng dễ tiếp cận với sản phẩm hơn, tăng độ nhận diện thương hiệu và cạnh tranh so với đối thủ trong cùng ngành.
Chiến lược xúc tiến
Pepsi chủ yếu hướng đến đối tượng khách hàng ở độ tuổi từ 13 đến 35, có lối sống hiện đại, năng động. Chính vì vậy, họ thường xuyên hợp tác với những nhân vật nổi tiếng toàn cầu, được giới trẻ yêu thích như: DBSK, Messi, Michael Jackson,… hỗ trợ tăng hiệu quả truyền thông nhanh chóng.
Trong các chiến lược Marketing tại Việt Nam, họ lựa chọn phương pháp Influencer Marketing (tiếp thị thông qua người nổi tiếng nhằm quảng bá sản phẩm) với những cái tên nổi bật như 365daband, SuBoi, Đông Nhi, Ông Cao Thắng…
Bên cạnh đó, thương hiệu cũng thực hiện nhiều chiến dịch quảng bá thông qua các hoạt động như: tổ chức sự kiện, hoạt động từ thiện và báo chí.
Chiến lược tiếp thị sản phẩm của Vinamilk
Để chiếm được thị phần lớn trong ngành sữa tại Việt Nam, chiến lược marketing 4p của Vinamilk đã được vận dụng và phát huy hiệu quả.
Chiến lược về sản phẩm
Ngay từ khi ra đời, Vinamilk đã luôn nỗ lực trong việc tập trung phát triển và cải tiến dòng sản phẩm của mình. Chiến lược sản phẩm của thương hiệu cung cấp đầy đủ khoáng chất và vitamin cần thiết cho sự phát triển của gia đình. Thông qua việc áp dụng nghiên cứu khoa học về chế độ dinh dưỡng của người Việt, Vinamilk từng bước trở thành thương hiệu uy tín và đáng tin cậy của mọi nhà.
Hãng cũng rất chú trọng trong việc mở rộng các danh mục sản phẩm mới song song với việc phát triển toàn diện sản phẩm sữa để hướng tới lượng khách hàng tiêu thụ rộng lớn. Từ năm 2009, Vinamilk đã cho ra mắt gần 20 danh mục với nhiều phân khúc khác nhau như: Yoko, sữa bột organic, sinh tố, sữa hạt,…
Chiến lược về giá
Giá cả là yếu tố cạnh tranh và quan trọng giúp người tiêu dùng đưa ra lựa chọn mua hàng. Chính vì thế, để nắm bắt thành công trong thị trường có mức thu nhập bình quân đầu người thấp, giá sản phẩm của Vinamilk tuy có chất lượng đạt chuẩn quốc tế nhưng lại có giá rẻ hơn so với các hãng sữa ngoại nhập.
Chiến lược phân phối
Vinamilk có hệ thống phân phối trải rộng lên tới hơn 240.000 điểm bán lẻ trên khắp cả nước. Hệ thống phân phối của thương hiệu Vinamilk bao gồm:
- Kênh siêu thị
- Kênh truyền thống
- Thị trường xuất khẩu nước ngoài
- Kênh accounts.
Chiến lược xúc tiến của Vinamilk
Là doanh nghiệp chú trọng quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng thông qua các kênh truyền thông đại chúng như: tạp chí, internet, tivi,… Vinamilk thường xuyên thay đổi các hình thức quảng cáo để lôi kéo sự chú ý của người tiêu dùng.
Hiện tại, Fanpage của Vinamilk đã đạt 661.273 người thích trang và 680.425 lượt theo dõi, giúp tiếp cận nhiều khách hàng hơn, nâng cao độ nhận diện thương hiệu.
Ngoài ra, hãng cũng tổ chức các chương trình dùng thử sản phẩm ở các địa điểm công cộng như: trường học, siêu thị, trung tâm thương mại,các hoạt động từ thiện, trao quỹ học bổng,…
Chiến lược tiếp thị sản phẩm của Colgate
Colgate là một trong những thương hiệu kem đánh răng hàng đầu, đáng tin cậy nhất trên thế giới. Họ bắt đầu chiến lược Marketing với việc cung cấp những thông tin, video bổ ích về việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng cách.
Colgate giúp người tiêu dùng giải quyết vấn đề trong cuộc sống của họ, từ đó kích thích hành vi mua sắm và khả năng truyền miệng về thương hiệu. Bằng chiến dịch marketing không ngoan, Colgate đã vươn lên và chiếm được thị phần lớn trước hai “đối thủ truyền kiếp” là P&G và Unilever.
Chiến lược sản phẩm
Đây là điểm cộng lớn khi những sản phẩm của thương hiệu luôn đa dạng: từ colgate kid đến colgate total cho người lớn,… đáp ứng nhiều phân khúc khách hàng khác nhau. Thêm vào đó, Colgate chú trọng tập trung vào chất lượng khi tích hợp công nghệ làm trắng răng hàng đầu, giảm vi khuẩn và kháng viêm hiệu quả.
Chiến lược về giá
Colgate bao phủ thị trường với đa dạng mức giá khác nhau và được định hình dựa trên tình hình cạnh tranh thực tế. Dòng sản phẩm của thương hiệu bao gồm nhiều lợi ích mà khách hàng mong muốn như hạn chế mảng bám và vi khuẩn có hại, hỗ trợ trắng sáng và làm sạch răng tức thì,… Do đó, tuy trực tiếp đối đầu với P/S nhưng các sản phẩm của colgate luôn có giá nhỉnh hơn so với các sản phẩm khác cùng phân khúc.
Chiến lược tiếp thị
Không giống như những thương hiệu đối thủ cùng ngành khác, Colgate đã chọn cách tiếp cận người tiêu dùng bằng cách giáo dục họ. Việc này đã giúp thương hiệu trở thành một trong những cái tên hàng đầu được tin dùng nhất trên thị trường.
Như vậy, mỗi thương hiệu đều có những hướng đi riêng nhưng mục tiêu đều hướng tới việc bán được hàng và bán được nhiều hơn nữa. Các chiến lược trên đều đã và đang mang về các thành tựu lớn.
Trên đây là những phân tích về chiến lược tiếp thị sản phẩm thành công của các thương hiệu, tạo nên thành công nhất định và hỗ trợ các nhãn hàng tăng độ nhận diện nhanh chóng. Trong trận chiến cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, mỗi nhãn hàng đều tận dụng thế mạnh riêng và thể hiện thông điệp độc nhất thông qua nhiều hình thức sáng tạo khác nhau. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể học hỏi và tiếp thu có chọn lọc vào các chiến lược tiếp thị của mình.