Hướng dẫn viết kịch bản tiểu phẩm ấn tượng và chuyên nghiệp

Home - Kịch bản - Hướng dẫn viết kịch bản tiểu phẩm ấn tượng và chuyên nghiệp

GIẢI PHÁP PHIM QUẢNG CÁO DOANH NGHIỆP​​
Gia tăng doanh số trên từng thước phim cùng Việt Producer

Cách viết kịch bản tiểu phẩm đặc biệt chú trọng đến yếu tố cốt truyện và lời thoại của nhân vật. Thông qua các tình huống gay cấn hay hài hước, thông điệp của câu chuyện sẽ được truyền tải đến người xem rõ ràng, ý nghĩa hơn.

Tổng quan về kịch bản tiểu phẩm 

Kịch bản tiểu phẩm là gì, hãy cùng Việt producer tìm hiểu ngay sau đây!

Kịch bản tiểu phẩm là gì?

Kịch bản tiểu phẩm là bản phác thảo về nội dung của những tiểu phẩm báo chí, văn học mang tính châm biếm như các tình huống hài, vở kịch,..

Trong mỗi kịch bản tiểu phẩm sẽ có các yếu tố về chủ đề, tình huống, bối cảnh, hành động, lời loại, nhân vật,.. 

cách viết kịch bản tiểu phẩm
Kịch bản tiểu phẩm có các yếu tố về chủ đề, bối cảnh, lời loại, nhân vật,.. (Ảnh: sưu tầm)

Tại sao phải viết kịch bản cho tiểu phẩm?

Kịch bản đóng vai trò đặc biệt quan trọng cho mỗi tiểu phẩm, nó giúp định hướng nội dung, đảm bảo buổi trình diễn ra thuận lợi, thành công. 

Dựa vào mẫu viết kịch bản mà biên kịch đã chuẩn bị, đội ngũ ekip cùng với diễn viên sẽ hình dung được đầy đủ nội dung của tiểu phẩm. Cụ thể là những nhân tố về tình huống, câu chuyện, âm thanh, lời thoại, ngoại cảnh,.. Từ đây, những người tham gia tiểu phẩm có thể truyền tải được ý nghĩa và thông điệp của tác phẩm đến với khán giả.

Nhận tư vấn miễn phí

Hướng dẫn viết kịch bản tiểu phẩm ấn tượng

Cách viết kịch bản tiểu phẩm ngắn phải trải qua các bước từ chuẩn bị, thực hiện, trình bày và chỉnh sửa. 

Bước 1: Chuẩn bị

Khi xây dựng các dạng kịch bản đều phải trải qua bước chuẩn bị. Đây là giai đoạn quan trọng mà biên kịch không thể bỏ qua. 

  • Nắm được kịch bản là gì?

Biên kịch là người chịu trách nhiệm viết kịch bản tiểu phẩm, vì vậy phải nắm chắc các khái niệm, đặc điểm vốn có của kịch bản. Đồng thời, họ cần có kiến thức về phân cảnh, thời gian, vai nhân vật,.. Điều này giúp biên kịch khi thực hiện sẽ không bị sai lệch hay bỏ sót các yếu tố quan trọng. 

  • Tham khảo các kịch bản mẫu

Muốn có được những kịch bản chất lượng, biên kịch có thể tham khảo thêm những mẫu có sẵn. Thông qua những bản mẫu này có thể giúp học hỏi cách trình bày, các chi tiết quan trọng hay cách đẩy mạnh cao trào của câu chuyện. 

Khi tham khảo các kịch bản mẫu, biên kịch nên lưu ý đến những đoạn mô tả chi tiết và lời thoại của nhân vật. Đây được xem là “linh hồn”, tạo nên sức hút của một tiểu phẩm.

  • Lên ý tưởng

Mỗi kịch bản đều được tạo nên từ những ý tưởng khác nhau. Nếu có được ý tưởng hay, đồng nghĩa sẽ xây dựng nên một kịch bản độc đáo. 

Có thể thiết kế một bộ khung mới, đây được gọi là cốt truyện. Sau khi đã có ý tưởng chính, hãy triển khai thêm nhiều cái phụ khác để liên kết. Điều này giúp câu chuyện phát triển mạch lạc và có thêm nhiều đoạn cao trào hơn.

Xem thêm: Top 5 phần mềm viết kịch bản phim tốt nhất cần “bỏ túi” ngay

cách viết kịch bản tiểu phẩm
Triển khai ý tưởng chính, phụ để phát triển câu chuyện mạch lạc (Ảnh: sưu tầm)

Cụ thể, biên kịch có thể lên ý tưởng phụ qua các câu hỏi như: Tính cách của nhân vật? Đâu là yếu tố nào đóng vai trò chủ chốt? Sự tương tác giữa các nhân vật? Những câu thoại nào có thể tạo tính hấp dẫn cho câu chuyện?,.. Trả lời được những điều trên, người viết có thể liên kết các ý tưởng lại và thống nhất một phương án hoàn chỉnh nhất. 

Xem thêm: Sản xuất phim doanh nghiệp trọ gói chuyên nghiệp nhất

Bước 2: Thực hiện cách viết kịch bản ấn tượng

Sau khi đã hoàn thành xong khâu chuẩn bị, biên kịch sẽ thực hiện viết kịch bản. Trong giai đoạn này sẽ có những bước từ lên đề cương, phân cảnh, phân đoạn và lời thoại cho nhân vật.

  • Lên đề cương cho câu chuyện

Đề cương là thứ hiện thực hóa ý tưởng bằng cách miêu tả, diễn giải cụ thể các chi tiết. Khi thực hiện đề cương, cần chú ý đến những điều sau:

+ Độ dài: Yếu tố này phụ thuộc vào thể loại, câu chuyện mà biên kịch muốn xây dựng. 

+ Nội dung: Không dài dòng, quá rắc rối. Cần chú ý cắt bỏ những phân cảnh không cần thiết, đừng biến kịch bản giống như một cuốn tiểu thuyết.

+ Đẩy mạnh cao trào: Chú ý tập trung vào nội dung và diễn biến chính. Đặc biệt khai thác những mâu thuẫn kịch tính để đẩy câu chuyện lên cao trào.

  • Phân cảnh cho kịch bản

Khi đã có đề cương kịch bản, hãy tiến hành bước phân cảnh. 

Dựa theo nội dung của câu chuyện mà sẽ có cách xây dựng phân cảnh khác nhau. Mỗi phân cảnh có thể được chia độc lập tuy nhiên cần sự móc nối, liên kết với nhau. 

Xem thêm: Chia sẻ mẫu kịch bản phân cảnh phim ngắn

cách viết kịch bản tiểu phẩm
Mỗi phân cảnh câu chuyện cần có sự móc nối, liên kết với nhau (Ảnh: sưu tầm)

Trong phân cảnh cho kịch bản, nhiều người thường chia theo 3 phần, bao gồm:

+ Phần 1: Nội dung giới thiệu chung về nhân vật cũng như bối cảnh chính của câu chuyện.

+ Phần 2: Đây là phần chính của câu chuyện, tập trung khai thác về sự thay đổi của các nhân vật để đẩy lên cao trào.

+ Phần 3: Phần kết thúc câu chuyện. Lúc này này tất cả các mâu thuẫn sẽ được giải quyết để kết thúc.

  • Bổ sung thêm các phân đoạn

Trong quá trình viết kịch bản, không thể thiếu việc bổ sung các phân đoạn nhỏ sau  phân cảnh. Điều này có thể giải quyết các lỗ hổng bị bỏ sót, tạo sự mạch lạc, logic cho câu chuyện. 

Sau phân cảnh, hãy chú ý rà soát và bổ sung thêm các phân đoạn cần thiết. Lưu ý, khi thực hiện cần tập trung vào nhân vật nhất định. Đồng thời, phân đoạn sẽ diễn ra cùng những chi tiết cao trào độc lập, có sự ảnh hưởng đến diễn biến của kịch bản.

  • Xây dựng lời thoại

Lời thoại là yếu tố không thể sơ sài, được xem là một trong những bước khó nhất khi viết kịch bản tiểu phẩm. Muốn có kịch bản quảng cáo hay và hấp dẫn, đòi hỏi phải có lời thoại ấn tượng. Các nhân vật cần có sự tương tác với nhau để làm nổi bật tính cách mỗi người. 

cách viết kịch bản tiểu phẩm
Sự tương tác của nhân vật làm nổi bật tính cách mỗi người (Ảnh: sưu tầm)

Để xây dựng được những lời thoại thú vị, biên kịch có thể tham khảo 2 lưu ý sau:

+ Lời thoại không quá dài

Lời thoại dài khiến khán giả khó nắm bắt nội dung mà các nhân vật truyền tải. Hãy ưu tiên sự ngắn gọn, súc tích, có điểm nhấn thay vì dài dòng, lan man.

+ Lời thoại tập trung vào tính cách nhân vật

Dựa vào tính cách và đặc điểm của nhân vật để xây dựng lời thoại phù hợp. Ví dụ, nếu nhân vật là người dịu dàng, hiền lành thì sử dụng ngôn từ nhẹ nhàng. Ngược lại, với tuýp người hung dữ, sự hằn học, gắt gỏng sẽ thích hợp.

Bước 3: Trình bày kịch bản

Khi trình bày kịch bản, cần lưu ý sao cho nội dung có thể dễ đọc, dễ hiểu. 

  • Cách đặt kích thước trang giấy, cỡ chữ

Thông thường, các mẫu kịch bản sẽ sử dụng khổ giấy A4, căn mức 0.5 và 1cm đối với lề trên và lề dưới. Lề trái được căn từ 1.2 – 1.6cm và lề phải từ 0.5 – 1cm. Số trang đánh ở góc trên cùng, phía bên phải và trang tiêu đề sẽ không đánh số. Phông chữ được áp dụng nhiều trong kịch bản là Courier, cỡ 12. 

Khi áp dụng cách trình bày theo quy chuẩn trên, người xem sẽ dễ nhìn hơn.

cách viết kịch bản tiểu phẩm
Khi áp dụng cách trình bày theo quy chuẩn, người xem sẽ dễ nhìn hơn (Ảnh: sưu tầm)
  • Định dạng kịch bản

Định dạng của kịch bản sẽ bao gồm:

+ Mở cảnh (hoặc bối cảnh)

Phần này cần viết hoa toàn bộ và kèm ghi chú là bối cảnh nội (trong nhà) hay ngoại (ngoài trời).

+ Độ dài đoạn văn

Độ dài lý tưởng trong 1 đoạn văn của kịch bản là từ 5 – 6 dòng.

+ Tên nhân vật

Tên nhân vật phải được viết hoa và nằm cách lề trái khoảng 3.5cm. Nếu nhân vật sử dụng ngôn ngữ thuyết minh thì ghi chú “V.O” và O.S nếu là hình thể.

+ Lời thoại: Lời thoại xuất hiện dưới tên nhân vật, căn lề trái 2.5cm và 2 – 2.5cm với lề phải.

Bước 4: Chỉnh sửa kịch bản

Quá trình chỉnh sửa kịch bản có thể giúp biên kịch có được tác phẩm hoàn chỉnh. Cụ thể, có thể thực hiện những thao tác dưới đây.

  • Loại bỏ chi tiết thừa

Sau khi hoàn thành kịch bản, không nên chỉnh sửa lại ngay. Hãy nghỉ ngơi, thư giãn trong một khoảng thời gian, sau đó mới quay lại đọc và chỉnh sửa. Điều này đặc biệt giúp ích để có một góc nhìn mới khác về bản phác thảo trước đó.

Đối với bước này, biên kịch cần rà soát kỹ các lỗi, đồng thời loại bỏ, chỉnh sửa những chi tiết không phù hợp. Cụ thể, kiểm tra lại bao gồm phân cảnh, đoạn, lời thoại,.. Khi các chi tiết thừa được loại bỏ sẽ giúp câu chuyện logic, súc tích và hạn chế tình trạng lạc đề. 

  • Nhờ người quen đọc tác phẩm của mình

Để có một kịch bản hoàn hảo, biên kịch có thể tham khảo thêm những ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp. Thông qua điều này có thể dễ dàng hoàn thiện kịch bản tốt nhất.

cách viết kịch bản tiểu phẩm
Tham khảo ý kiến từ bạn bè, đồng nghiệp để hoàn thiện kịch bản (Ảnh: sưu tầm)

Nên nhờ 1 – 2 người quen đọc và đưa ra được nhận xét về tác phẩm. Có thể tham khảo ý kiến và điều cần khắc phục để chỉnh sửa phù hợp. 

  • Tiếp tục sửa cho đến khi hài lòng

Trước khi một kịch bản được đưa vào sử dụng, phải trải qua nhiều lần bổ sung, chỉnh sửa. Biên kịch cần xem lại cốt truyện, nhân vật kỹ lưỡng. Đồng thời, chú ý đến lời thoại, ngôn từ và hành động của nhân vật sao cho nhất quán. 

Xem thêm: Các quy tắc không thể bỏ qua trong viết kịch bản chuyên nghiệp

Ở trên là hướng dẫn các bước xây dựng kịch bản tiểu phẩm cụ thể, chi tiết mà người viết có thể tham khảo. Ngoài ra, nếu muốn phát triển nghề biên kịch, bạn có thể theo dõi các bài viết liên quan đến xây dựng kịch bản chuyên nghiệp và sản xuất phim của Việt Producer.

Có nhiều cách viết kịch bản tiểu phẩm mà người viết có thể áp dụng. Khi xây dựng bản phác thảo nội dung, biên kịch ngoài phát huy tính sáng tạo còn phải tuân theo các bước thực hiện cơ bản để có thể đạt được những tác phẩm ấn tượng nhất. 

Việt Producer - Chuyên sản xuất phim doanh nghiệp, TVC

Share:

Trang Ái
Trang Ái

facebook  twitter  Tumblr  pinterest   Linkedin   instagram  Flickr

Tôi là Trang Ái, có đam mê với video cho doanh nghiệp. Hiểu được rằng video là trợ thủ đắc lực để định vị sản phẩm, nâng tầm thương hiệu. Vì thế, tôi mong muốn lan tỏa kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực này để tạo giá trị hữu ích cho người đọc.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Scroll to Top