Cách viết kịch bản MC sự kiện chi tiết và chuyên nghiệp nhất

Home - Kịch bản - Cách viết kịch bản MC sự kiện chi tiết và chuyên nghiệp nhất

Cách viết kịch bản MC là một kỹ năng thiết thực, đặc biệt với người làm trong ngành truyền thông, marketing hay sự kiện. Chúng yêu cầu người biên kịch phải có tư duy về tổ chức cũng như khả năng dự trù tình huống xảy ra. Một kịch bản tốt sẽ giúp MC tự tin điều phối để chương trình diễn ra suôn sẻ.

Vì sao nên học cách viết kịch bản MC chuyên nghiệp?

Kịch bản có sự sắp xếp, tính toán chi tiết sẽ tạo ra sự khác biệt rõ rệt khi chương trình được diễn ra. Cụ thể, chúng sẽ giúp MC:

  • Điều phối chương trình tốt hơn
  • Truyền đạt đầy đủ nội dung chương trình
  • Truyền cảm xúc tới người tham dự
  • Quản trị tốt các tình huống phát sinh, linh hoạt trong quá trình sự kiện diễn ra
cách viết kịch bản MC
Một kịch bản tốt sẽ hỗ trợ MC điều khiển chương trình thành công (Ảnh sưu tầm)

Trên thực tế, một sự kiện thành công cần tới MC giỏi, có khả năng giao tiếp tốt. Tuy nhiên, họ sẽ không thể làm tốt nhiệm vụ nếu không được dẫn dắt bởi kịch bản chuẩn. Do đó, một chương trình nên được chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu kịch bản của MC.

Vậy thế nào là cách viết kịch bản MC chuyên nghiệp?

Cách viết kịch bản MC sự kiện

Để học cách viết kịch bản MC bài bản, bạn cần tìm hiểu về các nguyên tắc tạo kịch bản và tham khảo các mẫu kịch bản hoàn thiện.

Nguyên tắc xây dựng kịch bản MC sự kiện

5 nguyên tắc người viết kịch bản sự kiện cần nắm rõ:

Phong cách viết kịch bản phù hợp với tính chất chương trình

Mỗi hoạt động đều có tính chất, ý nghĩa riêng.

Ví dụ, buổi đấu giá thiện nguyện cần tính trang trọng và nhiều cảm xúc. Ngược lại, sự kiện âm nhạc ngoài trời có thể thoải mái về cách dẫn trẻ trung, năng động cũng như kết nối mọi người với nhau.

Nên được chia làm 2 loại hình: kịch bản tổng và kịch bản chi tiết

Kịch bản tổng quát bao gồm toàn bộ đầu việc chung của event, thường dành cho người đứng đầu sự kiện để họ nắm được các diễn biến chính. 

Kịch bản chi tiết là loại dành riêng cho MC đội ngũ tổ chức, có kèm các hạng mục: Số thứ tự, nội dung, thời gian, công việc chi tiết, người phụ trách, lời dẫn và ghi chú.

Mở đầu ấn tượng và kết thúc lắng đọng

Lời mở đầu của MC không cần dài dòng nhưng phải đủ sức hấp dẫn với khán giả và kích thích sự tò mò về các hoạt động phía sau. Cùng với đó, lời kết để bế mạc chương trình cũng cần để lại ấn tượng, cảm xúc trong lòng người tham dự. Lúc này, thông điệp chính nên được nhắc lại bởi đây là thời điểm “vàng” để họ ghi nhớ về sự kiện.

cách viết kịch bản MC
Mở đầu và kết thúc chương trình cần để lại ấn tượng trong khán giả (Ảnh sưu tầm)

Kịch bản cần được chia thành các phần, giữa mỗi phần có những tiết mục giải trí

Timeline khi được thể hiện trên kịch bản cần chia thành các phần rõ ràng. Giữa các phần cần có tiết mục giải trí, giao lưu để “làm nóng” bầu không khí. Một số tiết mục phổ biến trong sự kiện là văn nghệ, mini game, chiếu video, giao lưu với khán giả…

Lưu ý về yếu tố thời gian

Từng nội dung có trong kịch bản đều phải đảm bảo các yếu tố thời gian: 

  • Diễn ra theo đúng tiến độ trong kế hoạch
  • Thời lượng diễn ra vừa đủ, tránh việc thời gian bị kéo dài hoặc rút ngắn
cách viết kịch bản MC
Các hoạt động trong sự kiện cần diễn ra theo đúng tiến độ (Ảnh sưu tầm)

Mẫu kịch bản cho MC sự kiện

Cách viết kịch bản MC sự kiện chuẩn gồm 5 phần chính. Bài viết sẽ gợi ý mẫu kịch bản cho một sự kỷ niệm ngày thành lập công ty.

Phần 1: Đón tiếp khách mời

Các nội dung chính:

  • Mời khách chụp ảnh tại khu vực check in
  • Hướng dẫn khách đi tới khu vực ghế ngồi
  • Đề cập tới thời gian khai mạc sự kiện để thúc giục khách mời

Ví dụ lời dẫn của MC: 

“Kính thưa các khách mời và toàn bộ nhân viên công ty, chỉ chưa đầy 10 phút nữa sự kiện Kỷ niệm 5 năm thành lập Công ty của chúng ta sẽ diễn ra. Xin mời mọi người nhanh chóng ổn định vị trí ngồi để chương trình có thể bắt đầu…”

Phần 2: Khai mạc chương trình

Các nội dung chính:

  • Giới thiệu lý do
  • Giới thiệu khách mời
  • Đại diện của Ban tổ chức sự kiện phát biểu và khai mạc
  • Chiếu video kỷ niệm

Ví dụ lời dẫn của MC: 

“Rất vui khi được chào đón toàn thể quý khách mời và nhân viên công ty đến tới buổi lễ “Kỷ niệm 5 năm thành lập công ty” ngày hôm nay!

Lời đầu tiên, cho phép tôi được gửi lời chúc sức khỏe chân thành nhất đến với toàn thể quý vị, chúc cho chương trình ngày hôm nay thành công tốt đẹp! Sau đây, tôi xin trân trọng giới thiệu sự có mặt của:

  • Ông…
  • Bà…

và hơn 100 cán bộ, công nhân viên của công ty. Sau đây xin mời Ông… lên phát biểu khai mạc chương trình ngày hôm nay. 

Cảm ơn Ông với những lời chia sẻ vô cùng ý nghĩa vừa rồi. 5 năm không phải là dài nhưng cũng đủ để chúng ta cùng nhau tạo nên những kỳ tích của riêng chúng ta. Và ngay tại thời điểm này, chúng tôi xin được nhìn lại hành trình 5 năm vừa qua, ôn lại những khoảnh khắc ý nghĩa nhất với công ty. Xin mời quý vị cùng hướng mắt lên sân khấu ”.

Phần 3: Hoạt động chính của chương trình

Các nội dung chính:

  • Nâng ly chúc mừng
  • Khai tiệc
  • Giới thiệu các tiết mục văn nghệ

Ví dụ lời dẫn của MC:

“Vâng, trong khoảnh khắc tuyệt vời này chúng tôi sẽ không để mọi người phải chờ đợi nữa, hãy nâng ly để cùng ghi nhớ về thời khắc đẹp này. Cùng vang lên câu nói: Chúc mừng sinh nhật với tôi ạ!

Sau đây, xin mời mọi người cùng dùng bữa. Chúc mọi người ngon miệng.

Để làm nóng bầu không khí, xin mời mọi người thưởng thức một vài tiết mục văn nghệ đặc sắc do chúng tôi chuẩn bị.”

Phần 4: Hoạt động giải trí

Các nội dung chính:

  • Giới thiệu mini game
  • Công bố giải thưởng
  • Tổ chức trò chơi

Ví dụ lời dẫn của MC:

“Chắc hẳn các bạn khi tới tham dự đều nhận được một con số do ban tổ chức phát. Và sau đây sẽ là tiết mục bốc thăm để chọn ra 3 người may mắn ngày hôm nay. 

Phần quà sẽ bao gồm:…

Xin mời Ông… lên sân khấu để bốc thăm 3 con số.

Vâng, hiện trong tay tôi là 3 con số may mắn của ngày hôm nay. Tôi xin phép được tiết lộ:…”

Phần 5: Kết thúc

Các nội dung chính:

  • Đại diện Ban tổ chức lên phát biểu
  • MC cảm ơn khách mời
  • MC mời từng phòng ban lên chụp ảnh kỷ niệm
  • Kết thúc

Ví dụ lời dẫn của MC:

“Thưa quý vị, điều quý giá nhất của một hành trình không phải là điểm đến mà là những gì chúng ta có được sau khi trải qua. Tại khoảnh khắc này, chương trình “Kỷ niệm 5 năm thành lập công ty” đã sắp đến lúc kết thúc, tôi xin phép mời Ông…lên sân khấu phát biểu lời cảm ơn và kết thúc chương trình.

Thật sự xúc động trước những tình cảm, tâm huyết mà Ông…dành cho công ty và toàn thể nhân viên. Thay mặt cho Ban tổ chức, tôi xin cảm ơn những người đã có mặt ngày hôm nay, góp phần tạo nên sự thành công của buổi kỷ niệm.

Xin mời từng phòng ban lên sân khấu chụp ảnh kỷ niệm.”

Cách viết kịch bản MC cho sự kiện không có bản mẫu cụ thể, bởi mỗi đơn vị có một cách tổ chức riêng. Kịch bản từ đó cũng cần linh hoạt theo. 

Dù vậy, để buổi lễ diễn ra thành công, người viết kịch bản vẫn phải nắm được những lưu ý quan trọng.

Lưu ý khi viết kịch bản MC chuyên nghiệp

6 điều bạn cần lưu ý trong cách viết kịch bản sân khấu:

  • Người viết cần nắm rõ nội dung của chương trình
  • Tìm hiểu chi tiết về khách mời, người tham gia để đưa ra cách chủ trì phù hợp
  • Cần có phần ổn định tổ chức để sự kiện diễn ra đúng kế hoạch
  • Cần có kịch bản dự phòng cho một số tình huống bất ngờ có thể xảy ra
  • Rà soát kịch bản MC trước giờ sự kiện bắt đầu, trau chuốt lại ngôn từ
  • Chỉn chu mọi chi tiết nhỏ để không ảnh hưởng tới chương trình
cách viết kịch bản MC
MC cần có sẵn kịch bản dự phòng cho một số tình huống bất ngờ có thể xảy ra (Ảnh sưu tầm)

Trên đây là cách viết kịch bản MC chi tiết nhất. Dựa vào dàn ý mẫu, bạn có thể áp dụng cho nhiều thể loại event khác nhau như âm nhạc, ngoài trời, quảng bá, doanh nghiệp,…Nhìn chung, điều quan trọng nhất trong cách viết kịch bản dẫn chương trình là  để lại những cảm xúc tốt đẹp về sự kiện trong lòng người tham dự.

Việt Producer - Chuyên sản xuất phim doanh nghiệp, TVC

Share:

Trang Ái
Trang Ái

facebook  twitter  Tumblr  pinterest   Linkedin   instagram  Flickr

Tôi là Trang Ái, có đam mê với video cho doanh nghiệp. Hiểu được rằng video là trợ thủ đắc lực để định vị sản phẩm, nâng tầm thương hiệu. Vì thế, tôi mong muốn lan tỏa kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực này để tạo giá trị hữu ích cho người đọc.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Scroll to Top