Bỏ túi cách viết kịch bản ngắn dành cho phim hay, hấp dẫn

Home - Kịch bản - Bỏ túi cách viết kịch bản ngắn dành cho phim hay, hấp dẫn

Cách viết kịch bản ngắn gây ấn tượng là mục tiêu của tất cả các nhà biên kịch. Sự phát triển của ngành nghề này gắn liền với những bước tiến ngoạn mục của ngành điện ảnh. Những tác phẩm xuất sắc trở thành dấu ấn trong lòng khán giả được hình thành từ những kịch bản độc đáo. Vì vậy, sự thành công của một nhà biên kịch chính là những kịch bản xuất sắc và tạo ra tiếng vang lớn khi được xây dựng thành phim.

Những quy tắc khi viết kịch bản ngắn phim ngắn

Để có cách viết kịch bản phim ngắn hay, trước tiên cần tuân thủ đúng quy tắc:

Quảng cáo khéo léo hình ảnh sản phẩm hoặc thương hiệu

Nếu bạn đang viết một kịch bản phim ngắn để quảng cáo cho sản phẩm hay thương hiệu, hãy khéo léo lồng ghép hình ảnh sản phẩm vào trong video. Tập trung hơn vào câu chuyện, để người xem không khó chịu vì ý đồ quảng cáo quá rõ ràng. Một câu chuyện cảm động sẽ dễ dàng được ghi nhớ hơn một bộ phim quảng cáo thông thường.

Loạt phim “Đi để trở về” của Biti’s Hunter là một ví dụ thành công trong việc đưa hình ảnh sản phẩm và thương hiệu vào một phim có ý nghĩa.

cách viết kịch bản ngắn
Loạt phim quảng cáo “Đi để trở về” của Biti’s Hunter là một ví dụ thành công trong việc quảng cáo khéo léo hình ảnh sản phẩm và thương hiệu trong video (Ảnh sưu tầm)

Tìm các khoảnh khắc giá trị

Trong một bộ phim, người xem thường chỉ ghi nhớ những phân cảnh ấn tượng nhất. Mỗi khoảnh khắc được xây dựng, bồi đắp và dẫn dắt từ những nhiều chi tiết khác, tạo nên một câu chuyện logic và đong đầy cảm xúc. Vì vậy, những khoảnh khắc được hé lộ chính là điểm đột phá của một bộ phim. 

Đó có thể là kết quả của sự lựa chọn khi đứng giữa tình thế lưỡng nan, hoặc có thể là cái giá phải trả cho sự sai lầm của nhân vật,… Những bộ phim ngắn có thể chỉ có thời lượng vài phút, do đó, nhiệm vụ của biên kịch là viết kịch bản phim ngắn như thế nào để khai phá được những khoảnh khắc giá trị nhất, khiến khán giả như vỡ òa trong cảm xúc, tạo nên dấu ấn khó quên. 

Một mẹo nhỏ để tạo được ra sự kích thích và kịch tích cho bộ phim là đưa vào yếu tố thời gian (ticking clock).

 “On time” là ví dụ về một bộ phim ngắn hội tụ được những đặc điểm trên, kể về một anh chàng trẻ tuổi thất tình và có thể nhìn thấy được tương lai. Hoặc hãy xem Jigsaw (2017). Trong loạt phim Saw, bộ phim có phần nhẹ nhàng hơn nhiều, nhưng gây ấn tượng với khán giả bằng một cái kết bất ngờ.

Kể một câu chuyện hấp dẫn

Cách viết kịch bản hài hay phim ngắn hay là phải có yếu tố thu hút tạo nên một câu chuyện hấp dẫn. Phim ngắn là cơ hội để “phá luật”, và vượt ra mọi khuôn khổ truyền thống. Tuy nhiên, không phải mới lạ thì sẽ được tiếp nhận, điều kiện của sự phá cách là câu chuyện vẫn phải kết nối được với cảm xúc của khán giả. Một câu chuyện được kể theo lối kể chuyện thông thường nên có một nhân vật chính và một nhân vật phản diện để tạo xung đột cho câu chuyện thêm phần kịch tính và tạo điều kiện cho những phân cảnh gỡ nút thắt, trừ khi là phim cực ngắn. 

“I love Sarah Jane” là một ví dụ điển hình, câu chuyện kể về nhóm thiếu niên ở thành phố ma, nơi những người lớn hóa thành zombie. Nhưng đặc biệt, cốt lõi là câu chuyện về một cậu bé không thể đến với người con gái cậu yêu.”

cách viết kịch bản ngắn
I love Sarah Jane” kể về nhóm thiếu niên ở thành phố ma, nơi những người lớn hóa thành zombie nhưng cốt lõi là câu chuyện về một cậu bé không thể đến với người con gái cậu yêu (Ảnh sưu tầm)

Thu hút người đọc kịch bản

Bởi là kịch bản ngắn, nên bạn không có nhiều thời gian. Việc cần thiết trong cách viết kịch bản phim là gây ấn tượng từ trang đầu tiên. Điều này cũng tương tự với việc thu hút khán giả ở 10 trang đầu tiên của kịch bản phim dài. Đoạn kết cũng vô cùng quan trọng, vì người xem dễ cảm thấy cảm động ở đoạn kết của một bộ phim ngắn, khi tất cả chi tiết tạo cảm xúc và gỡ nút thắt thường được giải quyết tại đó. Vậy nên, khi viết kịch bản phim ngắn hãy tập trung hơn vào việc tạo ra một cái kết đầy ý nghĩa và thỏa mãn được người xem.

Những nguyên tắc trên có thể giúp bạn viết kịch bản hay và hấp dẫn, còn muốn viết đúng, viết chuẩn thì bạn cần tuân theo một quy trình nhất định.

Hướng dẫn viết kịch bản phim ngắn hay

Cách viết kịch bản phim ngắn bao gồm các bước:

Bước 1: Chuẩn bị lên ý tưởng

Kịch bản chính là một sự phác họa toàn bộ nhân vật và yếu tố sẽ xuất hiện bên trong đó, cũng giống như việc tác giả xây dựng nên một câu chuyện có đầy đủ cốt truyện và kể về cuộc đời của các nhân vật. Cách viết kịch bản hài ngắn sẽ khác với cách viết kịch bản kịch ngắn. Do đó, bạn cần có một ý tưởng chủ đạo xuyên suốt bộ phim, sau đó chia ý tưởng lớn thành những ý tưởng nhỏ hơn.

Trong cách viết kịch bản phim truyền hình hay kịch bản phim dài, các tình huống trong phân cảnh có thể không đủ thời gian để giải quyết toàn bộ. Nhưng đây chính là công việc duy nhất, và là nghệ thuật của phim ngắn: khai thác triệt để các tình huống xảy ra trong phim. Đó chính là điều khiến khán giả mong đợi nhất. Vì vậy, sau khi lên ý tưởng, hãy tìm kiếm những lỗ hổng bất hợp lý và điều chỉnh ngay, tránh để khán giả nhận ra những vết “sạn” cơ bản và làm giảm giá trị của bộ phim.

Bạn cũng có thể đọc những kịch bản mà bạn yêu thích. Hoặc hãy học viết kịch bản theo chuẩn Hollywood bởi nơi đây là kinh đô điện ảnh của thế giới. Cảm nhận và nghiên cứu một kịch bản không phải là bạn sao chép lại, mà là học hỏi xem họ xử lý tình huống ra sao, sự sắp xếp kỳ diệu của những chi tiết nhỏ, hay cách họ biến tình tiết trở nên sinh động và chân thực nhất. Sau đó, luyện tập bằng cách viết kịch bản cho clip ngắn. Ngành điện ảnh cho đến nay đã có rất nhiều tác phẩm thành công và in sâu trong lòng khán giả, đó là một kho tư liệu “khổng lồ” và hữu ích cho bạn học tập.

cách viết kịch bản ngắn
Hãy học viết kịch bản theo chuẩn Hollywood bởi nơi đây là kinh đô điện ảnh của thế giới (Ảnh sưu tầm)

Bước 2: Thực hiện viết kịch bản phim

Lên đề cương câu chuyện

Tất cả những tình tiết được đưa vào kịch bản phải dựa trên khung chính mà nhà biên kịch đã xây dựng từ đầu. Dù bạn có đưa bao nhiêu chi tiết vào thì vẫn phải giữ được ý tưởng chủ đạo trong quá trình xây dựng tâm lý nhân vật. Hãy bắt đầu bằng những diễn biến cơ bản nhất và tập trung vào mâu thuẫn, vì nó sẽ dẫn tới kịch tính. 

Về cách viết một kịch bản phim ngắn, rất ít biên kịch có thể viết ngay kịch bản chi tiết từ đầu. Cách làm này không khả thi vì bạn không thể viết liền mạch chỉ trong một lúc. Nhiều biên kịch đã lên ý tưởng từ rất nhiều năm, và cuộc sống đã cho họ phần tài liệu chân thực nhất để có một tác phẩm chân chính. Vì vậy, không phải chỉ là phim ngắn mà không cần xây dựng cấu trúc chuyện. Cách tốt nhất là biến ý tưởng thành một “khung xương”, sau đó từ từ từ đắp nặn nên phần “da thịt” của bộ phim. 

Phân cảnh kịch bản và phân đoạn

Cấu trúc chuẩn của một kịch bản kể cả phim ngắn thường có 3 phần:

  • Phần một được coi là mở màn. Vai trò chủ yếu là giới thiệu bối cảnh, nhân vật xuất hiện trong phim, nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn và sẽ kết thúc khi nhân vật chính gặp khó khăn.
  • Phần hai là phần chính của câu chuyện, các mâu thuẫn nhỏ hơn xuất hiện và xoay quanh khó khăn mà nhân vật chính gặp phải, cùng với cảm xúc của nhân vật và cách giải quyết tình huống ấy.
  • Phần thứ ba, mọi mâu thuẫn được giải quyết, tháo gỡ những nút thắt để người xem trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc. Phần cuối sẽ diễn ra với tốc độ nhanh và cô đọng để tạo sự kịch tính cho phim.

Sau đó, thêm vào các phân đoạn nhỏ để phù hợp với tình huống câu chuyện. Mỗi phân đoạn này sẽ tập trung vào một nhân vật, không ảnh hưởng tới mâu thuẫn chính nhưng có tác động đến diễn biến bộ phim và khiến mạch truyện rõ ràng và logic hơn. Khi xây dựng các phân cảnh này, các tình huống và nhân vật phải liên quan đến nhau để cốt truyện chặt chẽ và thu hút khán giả.

Viết các bối cảnh phim

Bối cảnh là thời gian và địa điểm diễn ra một cảnh trong kịch bản, có thể được diễn đạt một cách rõ ràng hoặc ám chỉ bằng chi tiết, quần áo, kiến trúc,… Trong kịch bản, bối cảnh được viết trong phần tiêu đề phân đoạn của tên cảnh. 

Xây dựng lời thoại nhân vật

Các cảnh vật thực tế, có nhân vật cụ thể thì bạn có thể sáng tạo ra rất nhiều lời đối thoại để nhân vật giao tiếp. Có 3 loại lời thoại: đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. Nếu đối thoại góp phần gia tăng hay giảm bớt mâu thuẫn và thể hiện quan điểm, thì độc thoại giúp nhân vật bộc lộ suy nghĩ bên trong của mình.

Mỗi ngôn từ đối thoại cần được vận dụng hợp lý cho tình huống, kết hợp với ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt, nụ cười thể hiện như thế nào. Ví dụ, đối với viết kịch bản hài, ngôn từ rất quan trọng nhưng đối với phim tâm lý xã hội, biểu cảm khuôn mặt và ánh mắt lại càng quan trọng hơn. Rất nhiều biên kịch dành thời gian để tìm hiểu về ngôn ngữ cơ thể để tạo nên một nhân vật chân thực, gần gũi và tự nhiên nhất. Để xây dựng được tình huống đối thoại, cần xác định bối cảnh thời gian, không gian và vấn đề nhân vật giao tiếp.

cách viết kịch bản ngắn
Mỗi ngôn từ đối thoại cần được vận dụng hợp lý cho tình huống, kết hợp với ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt, nụ cười thể hiện như thế nào (Ảnh sưu tầm)

Để tạo nên sự kịch tính thông qua lời thoại, bạn cần xây dựng các tình huống nghịch lý như nghịch lý về vấn đề xã hội, đạo đức, hoàn cảnh, tính cách,… Các cuộc đối thoại chất lượng phải đảm bảo các yếu tố:

  • Giúp giải quyết mâu thuẫn trong kịch bản phim 
  • Đẩy tiến độ câu chuyện trong kịch bản
  • Giúp biên kịch gửi gắm thông điệp của phim

Bước 3: Trình bày kịch bản

Kịch bản cũng được xem là văn bản hành chính, nên bạn cần quan tâm đến hình thức và cách trình bày, vì tác phẩm sẽ được thông qua bởi nhiều người. Trình bày kịch bản một cách đẹp mắt và khoa học, giúp nhà biên kịch thể hiện được sự chuyên nghiệp, và là phép lịch sự đối với người đọc. 

Hãy lựa chọn kích thước trang giấy phù hợp, nếu kịch bản có nhiều trang thì nên đánh số thứ tự ngay từ khi viết để sắp xếp một cách chính xác. Tiếp theo là một font chữ dễ nhìn và kích thước vừa phải sao cho dễ đọc nhất và không gây ức chế cho người xem.

Bước 4: Chỉnh sửa kịch bản

Sau khi đã viết hoàn chỉnh một kịch bản, bạn hãy rà soát lại, tìm những mối liên kết gây phân tâm, thiếu chặt chẽ và loại bỏ nó. Trả lời các câu hỏi như:

  • Câu chuyện có lạc đề không? 
  • Có chi tiết thừa không? 
  • Có đóng vai trò gì trong câu chuyện hay không? 

Sau đó, hãy hỏi những người có quan điểm khác nhau về vấn đề trong kịch bản, và nhận lại những ý kiến của họ.

Những đơn vị sản xuất phim chuyên nghiệp sẽ có bộ phận viết kịch bản riêng, điều này đã nói lên tầm quan trọng của kịch bản đối với video quảng cáo. Việt Producer cũng vậy. Chúng tôi có quy trình làm việc chuẩn quốc tế, cùng đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, những nhà biên kịch với sự sáng tạo “dồi dào” để cùng thực hiện những dự án quảng cáo thành công với kịch bản chuẩn form, nội dung độc đáo, mới lạ và hấp dẫn. 

Cách viết kịch bản ngắn để hấp dẫn và độc đáo cho đến phút cuối cùng, người biên kịch cần phát triển tình tiết gay cấn của câu chuyện theo chiều hướng tăng dần, tránh việc “đầu voi đuôi chuột” khiến khán giả hụt hẫng khi xem đến cuối. Hoặc tham gia các khóa đào tạo kỹ năng viết kịch bản, có thể bạn sẽ tiếp thu được nhiều điều thú vị tác động đến suy nghĩ và tư duy của bạn sau này đấy!

Liên hệ ngay với chúng tôi để thương hiệu của bạn có thể sở hữu những video chất lượng và nâng cao tỷ lệ người xem trở thành khách hàng tiềm năng nhờ những kịch bản chạm đến cảm xúc của họ.

Việt Producer - Chuyên sản xuất phim doanh nghiệp, TVC

Share:

Trang Ái
Trang Ái

facebook  twitter  Tumblr  pinterest   Linkedin   instagram  Flickr

Tôi là Trang Ái, có đam mê với video cho doanh nghiệp. Hiểu được rằng video là trợ thủ đắc lực để định vị sản phẩm, nâng tầm thương hiệu. Vì thế, tôi mong muốn lan tỏa kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực này để tạo giá trị hữu ích cho người đọc.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Scroll to Top