Ekip làm phim gồm những ai? Họ có vai trò như thế nào trong việc tạo ra TVC quảng cáo chuyên nghiệp? Sản xuất ra một video hoàn chỉnh cần tới sự kết hợp, hỗ trợ của rất nhiều bộ phận, tạo nên một ekip thống nhất về ý tưởng và quy trình làm việc. Bài viết dưới đây sẽ giải thích cặn kẽ về từng bộ phận trong một ekip sản xuất TVC.
Ekip làm phim gồm những ai? Vai trò của từng vị trí
Nếu bạn đang có ý định học quay phim, trước tiên bạn nên biết một đội ngũ sản xuất gồm những ai. Các công việc trong đoàn làm phim đều được phân chia rõ ràng xuống từng bộ phận. Nhân viên của từng bộ phận có trách nhiệm nắm rõ nhiệm vụ và đảm bảo hoàn thành công việc đúng với quy định.
Vậy ekip làm phim gồm những ai?
Biên kịch
Quy trình sản xuất phim sẽ bắt đầu với công đoạn lên ý tưởng và viết kịch bản. Do đó, biên kịch là người đầu tiên tiến hành chuỗi công việc của một đoàn làm phim. Họ là những người sáng tạo ý tưởng, viết kịch bản chi tiết cho các khung cảnh TVC bao gồm: Nội dung, lời bình, diễn biến tình tiết, tâm lý nhân vật… Biên kịch có thể lấy ý tưởng từ nhiều nguồn khác nhau hoặc dựa vào sự ngẫu hứng. Trong nhiều cuộc hợp tác, biên kịch có thể lấy cảm hứng từ chính câu chuyện từ bên doanh nghiệp.
Người chịu trách nhiệm sản xuất (Producer)
Producer được xem là người đứng đầu, điều phối mọi hoạt động trong ekip thực hiện. Nhà sản xuất làm việc trực tiếp với đạo diễn và toàn bộ nhân sự từ bước phát triển ý tưởng tới khâu hậu kỳ và phát hành TVC. Lúc này, đơn vị sản xuất chịu trách nhiệm đề xuất, liên kết, giám sát và điều khiển các nhân sự. Producer cũng phải tạo điều kiện để áp ứng yêu cầu của đạo diễn. Các vấn đề về lịch trình, kế hoạch, tài chính, thiết bị, phát hành phim đều thuộc trách nhiệm của Producer.
Đạo diễn (Director)
Đạo diễn luôn là vị trí không thể thiếu trong mọi buổi quay dù quy mô lớn hay nhỏ. Mọi vấn đề về chất lượng nghệ thuật của bộ phim đều thuộc trách nhiệm của đạo diễn. Đặc quyền của director là chỉ đạo diễn xuất. Ngoài ra, các vấn đề khác họ không có quyền chỉ đạo mà chỉ được góp ý nếu thật sự cần thiết.

Trong giai đoạn làm hậu kỳ của video, đạo diễn sẽ bàn bạc cùng editor để dựng lên bản nháp, tính toán thời lượng và nội dung của âm thanh cùng với tiếng động, âm nhạc sao chơ hấp dẫn nhất. Với những trọng trách trên, đạo diễn được coi là người đứng đầu của đoàn làm phim. Tuy nhiên, xét về mặt tổ chức, họ vẫn dưới quyền của Nhà sản xuất.
Quay phim (Camera Operator)
Quay phim là người trực tiếp làm việc theo sự điều khiển của đạo diễn hình ảnh (DOP) hoặc đạo diễn. Đôi khi, người quay phim sẽ đảm nhận luôn vị trí đạo diễn nếu video không có kinh phí cao. Ngoài quay phim chính, ekip sẽ có thêm một vài vị trí phụ quay như người quay steadicam, kỹ thuật viên điều khiển thiết bị.
Nếu camera operator kiêm chức năng của DOP, họ sẽ thảo luận với đạo diễn về ý tưởng khung cảnh, ánh sáng, góc máy. Sau khi thống nhất về cú máy, góc quay, người quay sẽ điều chỉnh thiết bị để phù hợp với yêu cầu đưa ra. Xung đột giữa đạo diễn và quay phim dường như là điều “cấm kỵ” trên trường quay bởi nó ảnh hưởng lớn tới chất lượng bộ phim.
Trợ lý đạo diễn (Assistant Director/AD)
Trợ lý đạo diễn có nhiệm vụ hỗ trợ đạo diễn, thúc giục tiến độ làm việc của ekip làm phim, đảm bảo lịch trình sản xuất, giữ một trường làm việc luôn hài hòa và tập trung. Nói cách khác, trợ lý đạo diễn thường được ví như “chú bồ câu đưa tin” giữa các bộ phận; thông báo lịch và làm việc, dụng cụ cần chuẩn bị, các công việc cần làm tiếp theo; chỉ dẫn diễn viên vào đúng vị trí. Đôi khi do nhiệm vụ đảm bảo đúng tiến độ, AD có thể yêu cầu đạo diễn cắt bỏ một số cảnh quay không cần thiết.
Thư ký trường quay (Script Supervisor)
Ngoài AD là người sát cánh cùng đạo diễn, thư ký trường quay cũng luôn đứng cạnh đạo diễn để ghi lại các tham số về kỹ thuật (tiêu cự, độ dài, âm thanh…), các cảnh quay cũng các shot đạo diễn hài lòng nhất. Những thông tin đó sẽ được các editor sử dụng vào công đoạn sau. Quản lý dụng cụ quay phim, vị trí của đạo cụ cùng với sự di chuyển của diễn viên khi từ cảnh này sang cảnh khác cũng là công việc của thư ký.
Biên tập viên (Editor)
Editor – Người chỉnh sửa video có trách nhiệm tổng hợp các cảnh quay. Dựa vào bản ghi chép của thư ký trường quay để biết được nội dung của các cảnh quay vào mỗi đầu cú máy để đặt tên các file video. Từ đó, họ sẽ “lắp ráp”, “gọt đẽo”, chèn hiệu ứng để tạo ra bộ phim hoàn chỉnh. Theo đúng quy định, bộ phận edit sẽ làm việc tách biệt với bộ phận âm thanh, hòa âm, lồng tiếng. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, editor sẽ kiêm các phần việc đó.

Để dựng phim TVC chuyên nghiệp, mọi ekip sản xuất đều cần tới những vị trí trên. Một đoạn TVC hấp dẫn đẹp cả về hình thức và nội dung là kết quả của một ekip cùng nhau cố gắng, hỗ trợ, sáng tạo không ngừng. Quy mô của ekip làm phim cũng là một yếu tố để đánh giá mức độ chuyên nghiệp của công ty cung cấp dịch vụ quay phim giới thiệu sản phẩm.
Tiêu chí đánh giá ekip làm TVC chuyên nghiệp
Lựa chọn sai công ty sản xuất TVC cũng giống với việc bạn đang “ném tiền qua cửa sổ”. Giữa hàng loạt công ty lớn nhỏ với những lời mời chào hoãn mỹ, bạn cần đặt ra các tiêu chí để chọn được địa chỉ uy tín:
Kinh nghiệm: Ekip làm phim non trẻ có năng lực hạn chế, trong nhiều trương hợp sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là bội chi trong quá trình thực hiện. Do đó, tiêu chí đầu tiên bạn cần quan tâm đó là hồ sơ kinh nghiệm của họ. Thông qua việc tham khảo các sản phẩm đã làm, bạn sẽ có thể đánh giá phần nào khả năng của họ.
Mức độ am hiểu về lĩnh vực của đối tác: Nắm bắt được các thông tin về thị trường, sản phẩm sẽ là một điểm cộng tuyệt vời để bạn có thể cân nhắc đến đến vị sản xuất đó. Sự am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của bạn và các sản phẩm liên quan sẽ tạo một tiếng nói chung cũng như sự tin tưởng cho sự hợp tác.
Quy trình sản xuất minh bạch: Sự rõ ràng minh bạch trong quy trình sản xuất là tiêu chí cần thiết cho việc đánh giá. Những mập mờ, mâu thuẫn trong khi sản xuất sẽ phát sinh những lỗi đồng thời ảnh hưởng đến chi phí sản xuất. Các dịch vụ quay phim trọn gói, rõ ràng bao gồm bao gồm booking quảng cáo, chạy viral, book diễn viên, thời gian địa điểm quay phim… sẽ tạo được sự tin tưởng cho cả hai bên.
Chi phí: Khi quyết định xuống tiền làm phim quảng cáo cũng đồng nghĩa với việc bạn phải chi một khoản nhất định cho việc thuê ekip sản xuất. Không phải các đơn vị sản xuất sẽ có một mức giá cố định mà còn tùy tuộc vào chất lượng, kinh nghiệm, sự huy động đội ngũ sản xuất,thiết bị sử dụng (máy quay phim chuyên nghiệp, giá đỡ, ánh sáng…). Một chi phí hợp lý sẽ khiến các công ty an tâm lựa chọn hơn là một nơi giá cả quá rẻ hoặc quá đắt đỏ.

Khi lựa chọn một đơn vị sản xuất làm phim quảng cáo cần đặt các tiêu chí cân nhắc, so sánh kĩ lưỡng để đảm bảo sự hiệu quả TVC lẫn số tiền đầu tư vào quảng cáo. Đánh giá đơn vị sản xuất trên các tiêu chí trên hẳn doanh nghiệp sẽ có một đối tác, một người đồng hành đáng tin cậy và chuyên nghiệp khi thực hiện TVC quảng cáo.
Bài viết trên đã giải đáp câu hỏi ekip làm phim gồm những ai và những thắc mắc xung quanh một ekip sản xuất TVC chuyên nghiệp. Việt Producer tự hào là một đơn vị làm TVC có có thâm niên lâu năm trong nghề, cho ra đời hơn 1000 clip. Đó cũng là thành quả của sự tin tưởng đến từ hơn 200 khách hàng. Truy cập vào trang web của Việt Producer để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích.