Các phần mềm làm stop motion chuyên nghiệp là trợ thủ đắc lực giúp editor thực hiện thành công những đoạn phim kỳ công, tỉ mỉ. Nhưng không phải ai cũng hiểu và biết cách tận dụng hiệu quả trong công việc.
Nếu bạn đang có ý tưởng độc đáo cho bộ phim hoạt hình stop motion nhưng chưa biết sử dụng công cụ nào, các bước thực hiện với những hướng dẫn chi tiết sau sẽ là thông tin quan trọng để tham khảo.
Adobe Premiere
Adobe Premiere là phần mềm làm stop motion chuyên nghiệp trên máy tính thuộc hệ sinh thái nhà Adobe. Adobe Premiere trang bị bộ công cụ mạnh mẽ về dựng phim, trong đó có tạo hiệu ứng chất lượng. Với những newbie mới học edit video, đây sẽ là gợi ý “không tồi” để làm quen và nâng cao “tay nghề”.
Premiere cũng được các editor đánh giá cao về khả năng làm stop motion. Các chức năng hỗ trợ như chèn hiệu ứng chuyển cảnh, âm thanh, text,… sẽ giúp kỹ thuật viên thực hiện ý tưởng trọn vẹn. Đặc biệt là khả năng xử lý nhanh chóng, thao tác mượt mà cũng là điểm cộng để tối ưu hiệu suất công việc.
Cách làm stop motion bằng Adobe Premiere
Làm stop motion trên Premiere được thực hiện theo các bước cơ bản sau:
Bước 1: Sau khi tiến hành chụp và có hình ảnh tư liệu, khởi động Adobe Premiere > Chọn New Project. Khi đó bảng tùy chọn sẽ hiện ra > Điền các thông tin về tên dự án (Name), vị trí thư mục (Location) > Nhấn OK/Enter để hoàn tất.
Bước 2: Sau khi tạo xong dự án, trên thanh Menu > Chọn File > Vào Import > Chọn các tư liệu cần tạo stop motion > Nhấn OK. Bạn cũng có thể thực hiện bằng việc kéo footage từ bên ngoài và thả vào Project Panel hoặc sử dụng phím tắt Ctrl + I (Windows), Command + I (macOS)
Bước 3: Bấm chuột phải và chọn Speed/Duration để điều chỉnh chiều dài, kích cỡ video phù hợp. Ví dụ sequence là 24fps, hãy chỉnh frame là “00;00;00;24,” và mỗi bức ảnh sẽ xuất hiện trong 1 giây.
Bước 4: Render (kết xuất) và phát thử để xem kết quả. Bạn cũng có thể thực hiện chèn hiệu ứng âm thanh, text, cắt ghép video như:
- Hiệu ứng âm thanh:
- Bước 1: Chọn clip chứa đoạn âm thanh cần tinh chỉnh.
- Bước 2: Mở Effect > Audio transitions > Chọn lựa hiệu ứng phù hợp
- Bước 3: Kéo thả hiệu ứng vào vị trí âm thanh đang cần chỉnh
- Bước 4: Điều chỉnh độ ngắn dài của transitions trực tiếp trên timeline hoặc effect controls
- Chèn text:
- Bước 1: Tại khu vực timeline > Nhấp vào biểu tượng chữ T
- Bước 2: Nhấp vào màn hình video cần chèn text > Nhập text cần thêm > Bấm vào tính năng di chuyển Move hình mũi tên để điều chỉnh
- Bước 3: Sử dụng trình Effects Control và Essential Graphics để điều chỉnh các tùy chọn như font chữ, kiểu chữ, kích thước, căn chỉnh vị trí,…
- Cắt ghép video: Để có thể thực hiện thao tác cắt video trong Premiere, bạn cần chú ý một số công cụ sau:
- Move Tool (V): cho phép kéo dài và rút ngắn lại video khi đưa chuột đến đầu phần audio hoặc video cần cắt.
- Razor Tool (C) Dùng để cắt video hoặc audio theo ý muốn trên timeline.
Bước 5: Xuất video bằng cách vào Menu > Chọn File > Đi đến Export > Chọn Media hoặc bấm Ctrl + M
AnimaShooter Junior
AnimaShooter Junior là chương trình làm stop motion cho máy tính do Animation Technologies LTD phát hành. Nền tảng tương thích cho các dòng máy Canon DSLR và HD webcam.
Với AnimaShooter, editor có thể tạo ra những hình ảnh động được chụp bằng webcam hay máy quay phim có kết nối Firewire (IEEE 1394) với độ phân giải Full HD lên tới 1920x 1080. Từ những bức hình chụp ngẫu hứng, kỹ thuật hình ảnh động stop-motion trên AnimaShooter sẽ ghép nối để tạo ra một bộ phim hoàn chỉnh, hấp dẫn.
Ngoài ra, mỗi khung hình đều được lưu lại và được bố trí khoa học để người dùng tổ chức và sắp xếp dễ dàng.
Cách làm stop motion bằng AnimaShooter Junior
Làm video stop motion trên AnimaShooter có 3 bước cơ bản sau:
Bước 1: Thiết lập dự án, tiến hành kích hoạt ứng dụng để truy cập và kết nối với các thiết bị chụp hình và máy tính.
Bước 2: Sau khi cài đặt xong > Nhấp chuột vào hình ảnh đã chụp để thêm vào dự án
Bước 3: Tiến hành điều chỉnh cột mốc thời gian, chuyển vị trí hình ảnh để tạo các chuyển động tự nhiên và ấn tượng cho từng cảnh. Editor cũng hoàn toàn có thể xoá nếu không phù hợp.
Stop Motion Studio
Nếu bạn cần làm phim như “Wallace and Gromit” hay những đoạn phim lego ngắn hấp dẫn, Stop Motion Studio sẽ là công cụ đáng để trải nghiệm. Ứng dụng do CATEATER phát hành trên Android, iOS với nhiều tác vụ hỗ trợ người dùng tối ưu hiệu năng công việc như thiết lập thời gian, cắt ghép, thêm hiệu ứng, dán nhãn, hình vẽ,… từ cơ bản đến chuyên sâu theo từng đối tượng.
Cách làm stop motion bằng Stop Motion Studio
Với giao diện trực quan, trình xử lý công nghệ cao, các thao tác trên Stop Motion Studio sẽ trở nên dễ dàng và mượt mà hơn với các bước chi tiết sau:
Bước 1: Mở ứng dụng Stop Motion Studio trên thiết bị iPhone hoặc Android > Cấp quyền truy cập > Chọn New Movie để tạo dự án mới
Bước 2: Màn hình làm việc của ứng dụng xuất hiện với các tác vụ như:
- Back: Quay lại màn hình chính
- Voice Over: Ghi lại âm thanh qua video
- Add: Thêm hình ảnh, tiêu đề và tín dụng, âm thanh và video clip
- Settings: Điều chỉnh FPS (tốc độ phát lại), thêm chuyển tiếp mờ dần, thay đổi tỷ lệ khung hình,…
- Capture: Chụp các khung hình
- Undo: Loại bỏ khung hình cuối cùng
- Help: Thông tin về các nút
- Play: Phát lại các khung hình
Tiến hành nhấn vào biểu tượng máy ảnh để bắt đầu thêm khung vào video. Lúc này, trên màn hình chụp xuất hiện một số tùy chọn:
- Overlay: Chọn số lượng khung hình
- Transparency : Điều chỉnh độ trong suốt của các lớp phủ
- Grid : Lưới căn chỉnh ảnh
- Back : Quay lại màn hình trình chỉnh sửa
- Timer : Thêm bộ hẹn giờ vào màn trập
- Capture: Chụp ảnh
- Play: Phát lại các khung hình
- Settings: Chuyển đổi giữa máy ảnh trước và sau, điều chỉnh chế độ lấy nét và phóng to hoặc thu nhỏ
Lưu ý: Nên điều chỉnh các cài đặt trước khi bắt đầu chụp ảnh. Lời khuyên là nên sử dụng lớp phủ có độ trong suốt nhẹ và bật chế độ tự động lấy nét.
Sau khi thiết lập xong các cài đặt > Bấm vào nút camera để chụp ảnh
Bước 3: Điều chỉnh các đối tượng trong ảnh và nhấn vào nút camera để chụp ảnh tiếp theo. Lặp lại quá trình này cho đến khi di chuyển các đối tượng theo ý muốn > Nhấn vào nút phát bất kỳ lúc nào để xem trước quá trình.
Bước 4: Sau khi hoàn tất > Nhấn vào nút mũi tên quay lại để chuyển đến màn hình trình chỉnh sửa. Cuộn qua dòng thời gian dưới cùng để xem tất cả các khung > Nhấn vào một khung để hiển thị một số chỉnh sửa cho khung cụ thể.
Video sau khi điều chỉnh xong > Bấm biểu tượng mũi tên quay lại để trở về màn hình chính > Tiến hành xuất và chia sẻ video bằng cách chạm và giữ tệp > Nhấn vào biểu tượng xem trước để kiểm tra video lần cuối > Chọn Export Movie để tải xuống tệp hoặc chia sẻ tệp với ứng dụng khác. Bạn cũng có thể chọn xuất dưới dạng Animated GIF.
Bước 5: Chọn Save as > Chọn ứng dụng cần chia sẻ là hoàn tất
Lưu ý: Khi thực hiện tạo video stop motion cần để điện thoại ở vị trí cố định trong một khung hình
Như vậy, Việt Producer đã thông tin đến bạn các phần mềm làm stop motion chuyên nghiệp. Mỗi chương trình sẽ có những tính năng với thế mạnh và cách thực hiện khác nhau. Mong rằng, các kiến thức trên sẽ là căn cứ để editor chọn được cho mình công cụ phù hợp nhất.
Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng cho video sản phẩm, chỉ phần mềm thôi là chưa đủ. Editor cần nâng cao kỹ năng, trình độ của mình trong lên ý tưởng và tư duy hình ảnh. Và một đơn vị làm phim uy tín sẽ là lựa chọn tất yếu.
Là đơn vị nhiều năm kinh nghiệm với đội ngũ nhân sự dày dặn chuyên môn, quy trình làm việc bài bản, Việt Producer sẽ giúp bạn tạo ra những thước phim ấn tượng nhất. Không chỉ về hình ảnh, giá trị truyền thông cũng là thế mạnh tại Việt Producer mà editor không thể bỏ qua. Đặc biệt, nhiều “thủ thuật” hay về cách sử dụng các công cụ tiên tiến nhất hiện nay cũng đang chờ bạn khám phá và trải nghiệm.