Hiện nay, chuyển đổi số trong nông nghiệp đang được chú trọng phát triển. Do đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm nông nghiệp cần đề cao việc áp dụng công nghệ vào khâu sản xuất cũng như quảng bá. Trong đó, làm video marketing là nhiệm vụ tất yếu, nếu công ty muốn phát triển và khẳng định thương hiệu trên thị trường
Chuyển đổi số trong nông nghiệp là gì?
Chuyển đổi số trong nông nghiệp là ứng dụng công nghệ vào quá trình sản xuất, chế biến cũng như phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, chuyển đổi số còn hỗ trợ người làm nghề quản lý và giám sát công/nhân viên, đảm bảo chất lượng đầu ra của nông sản.
Các hoạt động của chuyển đổi số trong nông nghiệp
Số hóa trong nông nghiệp bao gồm 3 hoạt động cơ bản:
Áp dụng công nghệ vào canh tác
Thiết bị cảm biến kết nối internet trên cánh đồng; công nghệ học máy, phân tích nông nghiệp dự báo xu hướng ở tương lai, đặc điểm nông nghiệp địa phương,…; máy bay không người lái.
Liên kết các chuỗi giá trị
Là sự liên kết giữa các thành phần trong hệ sinh thái nông nghiệp và các đơn vị với nhau.
Quản trị hoạt động trong nông nghiệp
Số hóa toàn bộ quy trình, tối ưu lại công tác về hành chính – nhân sự, hiện đại hóa hình thức nuôi trồng.
Lợi ích và khó khăn của chuyển đổi số trong nông nghiệp
Chuyển đổi số trong nông nghiệp mang lại nhiều dấu hiệu tích cực nhưng cũng cho thấy nhiều thách thức trước mắt.
Lợi ích
Những giá trị to lớn mà xu hướng này mang lại có thể kể đến như:
Giảm thiệt hại do khí hậu biến đổi
Công nghệ phân tích dữ liệu Data Analytics có khả năng nắm bắt và phân tích tình hình khí hậu. Từ đó cảnh báo được rủi ro để có biện pháp ứng phó.
Kết nối với người tiêu dùng dễ dàng hơn
Thay vì phụ thuộc vào các đầu mối thu mua, thương lái để bán sản phẩm, người nông dân giờ đây có thể tương tác trực tiếp với khách hàng. Người dân nhờ đó cũng được mua nông sản với giá tốt hơn.
Nâng cao năng suất làm việc
Khoa học – công nghệ giúp tiết kiệm nhiều chi phí, gia tăng thu nhập của người dân. Trên thực tế, nông dân tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã thí điểm nông nghiệp 4.0 và đạt nhiều kết quả tốt: Năng suất tăng 30%, giảm 50% lượng khí nhà kính, thu nhập người dân tăng cao.
Nâng cao chất lượng nông sản
Công nghệ trong chuyển đổi số nông nghiệp sẽ đưa ra dữ liệu chính xác về ánh sáng, đất đai, cây giống để người làm nông có phương hướng trồng trọt hợp lý. Khi cây trồng, động vật được nuôi dưỡng trong môi trường hoàn hảo, chúng sẽ cho ra sản phẩm tốt nhất.
Khó khăn
Các khó khăn khi đưa công nghệ vào nông nghiệp:
- Tỷ lệ cơ giới hóa thấp
- Công nghệ để phục vụ nông nghiệp chưa tương xứng
- Diện tích canh tác bằng công nghệ vẫn còn hạn chế
- Ít nguồn đầu tư và nhân lực chuyên môn cao
- Nhận thức của người dân về chuyển đổi số trong quốc gia chưa cao.
Không phủ nhận chuyển đổi số mang lại cho ngành nông nghiệp trong nước nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ. Nếu nắm chắc, đây sẽ thời cơ để các nhà quản lý thúc đẩy tổ chức của mình vươn mình theo thời đại. Song chú trọng những khó khăn cũng là điều doanh nghiệp và các nhà hoạch định không nên bỏ qua để tránh những sai lầm không đáng có xảy ra.
Minh chứng rõ ràng nhất cho việc công nghệ số đang được “ưu ái” trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay phải kể đến những kết quả thực tế.
Thực trạng chuyển đổi số trong nông nghiệp tại Việt Nam hiện nay
Nông nghiệp là một trong tám lĩnh vực được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số. Đến giai đoạn hiện tại, việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong nông nghiệp nông thôn tiếp tục được mở rộng và phát triển. Các sản phẩm được nâng cao về năng suất, chất lượng, tăng cường sức cạnh tranh, vấn đề về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng. Nông nghiệp phát triển theo hướng xanh, sạch và xây dựng nền nông nghiệp thông minh.
Nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh, cấp quốc gia chính là kết quả của ứng dụng khoa học công nghệ cao từ khâu sản xuất giống đến nuôi trồng, chế biến như cá tra, cá basa, tôm, các sản phẩm từ gỗ,… Internet được ứng dụng, mở rộng đã giúp đơn giản hóa và hợp lý hóa việc thu thập, kiểm tra, phân phối các tài nguyên nông nghiệp rộng khắp.
Nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp như kênh dự báo, hệ thống các cơ sở dữ liệu thống kê phân tích,… cũng đã giúp công tác quản lý ngành và chất lượng quản lý được hoàn thiện, phát triển tốt hơn. Việc sử dụng tài nguyên nông nghiệp nước, phân bón,… ngày càng hợp lý, tối ưu hóa hơn nhờ ứng dụng chương trình, phần mềm, máy móc hiện đại trong quản trị và thực hiện.
Nông nghiệp truyền thống đang dần được chuyển đổi sang nông nghiệp hiện đại, giảm sức người trong sản xuất, giảm phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên quá nhiều. Từ đó kiểm soát dịch bệnh có hại từ đó tăng năng suất và giá trị các sản phẩm nông nghiệp.
Tuy nhiên, chuyển đổi số trong nông nghiệp hiện vẫn còn những tồn tại nhất định. Các công trình nghiên cứu và ứng dụng được đầu tư chuyên sâu nhưng còn chưa thực sự theo kịp điều kiện thực tiễn. Các yêu cầu sản xuất, tiêu chí và quy chuẩn quy trình sản xuất với từng cây trồng, vật nuôi còn chưa phù hợp. Nguồn lực đầu tư cũng là một trong những hạn chế hiện tại mà các nhà quản lý cần chú ý khắc phục.
Ngoài ra, việc thực hiện đồng bộ tại các vùng miễn vẫn còn chưa hiệu quả. Như ở miền Bắc là quy mô nhỏ lẻ, khó tổ chức theo quy mô lớn, tỷ lệ già hoá của lực lượng lao động lớn. Các chính sách vẫn chưa có tính hấp dẫn để thu hút người trẻ.
Như vậy có thể thấy, công nghệ số đã và đang được đẩy mạnh nền nông nghiệp ở nước ta phát triển. Tuy còn tồn tại một số hạn chế nhưng không thể phủ nhận chúng tạo ra nhiều cơ hội và là một xu thế tất yếu hiện nay. Nếu không tận dụng và khai thác triệt để những giá trị trên, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ bị đào thải.
Và trong đó, làm video tiếp thị là hạng mục cần được đổi mới đầu tiên đối với doanh nghiệp nói chung và kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp nói riêng.
“Sức hấp dẫn” của video marketing chuyển đổi số trong nông nghiệp
Video marketing là một phương tiện truyền thông về sản phẩm hoặc dịch vụ tới khách hàng. Mục đích của video là khơi dậy nhu cầu tiềm ẩn bên trong người tiêu dùng, cũng kết nối giữa người mua và người bán. Trong thời đại 4.0, công nghệ cao càng tạo điều kiện cho video quảng cáo phát huy thế mạnh, giúp tăng hiệu quả marketing.
Các loại video marketing doanh nghiệp nên đầu tư
- TVC, iTVC: Quảng cáo sản phẩm trên nền tảng truyền hình và online chất lượng cao
- Phim doanh nghiệp: Video giới thiệu doanh nghiệp/thương hiệu
- Phim giới thiệu sản phẩm: Video giới thiệu sản phẩm có thể thực hiện theo nhiều thể loại
- Video review: Video review sản phẩm/dịch vụ nhằm mang lại góc nhìn khách quan nhất cho người xem
- Video hướng dẫn: Video hướng dẫn sử dụng sản phẩm và dịch vụ, cung cấp những thông tin thiết thực cho người xem.
Lợi ích quan trọng của video marketing trong thời kỳ số
- Giúp doanh nghiệp tiếp cận được lượng lớn khách hàng
- Tạo ấn tượng sâu sắc và thu hút sự chú ý kể cả những người “lười đọc”
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi
- Truyền tải thông điệp hoặc giá trị sản phẩm/doanh nghiệp hiệu quả
- Thể hiện đẳng cấp của doanh nghiệp, nâng cao uy tín thương hiệu qua video chất lượng.
Hầu hết các cơ sở kinh doanh hiện nay đều nhận thức được tầm quan trọng của video marketing. Ở thời điểm chuyển đổi số trong nông nghiệp được thúc đẩy mạnh mẽ, những người đứng đầu cũng cần xem xét về việc sử dụng video để quảng bá sản phẩm.
Vậy làm thế nào để tạo ra một video tiếp thị chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao?
Hướng dẫn làm video marketing chuyên nghiệp
5 bước sản xuất video marketing chuyên nghiệp:
Bước 1: Nghiên cứu bối cảnh
Cần phân tích những hạng mục sau:
- Nghiên cứu thị trường, hành vi khách hàng, đối thủ để tìm ra lối đi thích hợp, tạo tiền đề cho quá trình sản xuất sau này
- Cập nhật thông tin có tính thời sự đang được công chúng quan tâm
- Phân tích ưu nhược điểm của nông sản, xác định lợi thế để cạnh tranh.
Lưu ý: Concept và thông điệp của video cần gắn liền với mục tiêu quảng cáo ban đầu
Bước 2: Kế hoạch làm video marketing
Bước tiếp theo là lên kế hoạch những hạng cần triển khai, cụ thể như sau:
- Mục đích của video: Giới thiệu loại nông sản mới, chia sẻ kiến thức về cây trồng hoặc cách làm nông,…
- Concept, thông điệp: Nên có một câu chuyện xuyên suốt video để làm nội dung chính. Qua đó, thông điệp về thương hiệu hay sản phẩm sẽ được truyền tải một cách khéo léo, không gượng ép.
- Hình thức của video marketing: Phỏng vấn với chuyên gia, giới thiệu mặt hàng demo, review của đối tác, case study,…
Bước 3: Triển khai sản xuất
Trong bước triển khai sản xuất, doanh nghiệp cần lựa chọn: Tự thực hiện hoặc thuê Production house. Video marketing có thể coi là “bộ mặt” của một tổ chức. Do đó, một đơn vị chuyên làm video quảng cáo sẽ là lựa chọn an toàn nhất.
Bước 4: Công khai video lên các kênh marketing
Sau khi được hoàn thiện cả về khâu hậu kỳ, video cần được phát trên các kênh quảng cáo. Phương tiện truyền thông cần được cân nhắc trước khi sử dụng sao cho phù hợp với mục tiêu, concept và thương hiệu đó. Hơn hết, đó nên là kênh thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng.
Bước 5: Đo lường kết quả
Đánh giá độ thành công của video là bước quan trọng cuối cùng. Ở mỗi nền tảng PR, bạn có thể quan sát dữ liệu về đoạn video, thống kê lại và đưa ra nhận xét. Từ đó đưa ra điều chỉnh hợp lý.
5 bước làm video trên đây chỉ là hướng dẫn cơ bản. Quá trình sản xuất sẽ bao gồm nhiều khâu nhỏ và phát sinh tình huống ngoài kế hoạch.
Với video phục vụ cho chuyển đổi số trong nông nghiệp, bạn cần lưu ý một vài yếu tố sau đây để tạo hiệu ứng truyền thông tốt nhất.
Kinh nghiệm làm video marketing ấn tượng
6 kinh nghiệm tạo ra video marketing ấn tượng:
Video cần có tính thực tế
Người xem có thường ưa thích những cảnh quay và thông tin mang tính thực tế. Đặc biệt trong video về nông nghiệp, công chúng cần thấy được hình ảnh thật về nông sản cũng như các ví dụ cho kiến thức mà video truyền tải.
Xác định rõ đối tượng mục tiêu
Đối tượng xem của bạn là ai? Tại sao họ phải xem video? Đó là hai vấn đề doanh nghiệp cần làm rõ để video khi làm ra hữu ích với công chúng.
Có bản kế hoạch phác thảo hoàn chỉnh
Lập kế hoạch chi tiết cho video sẽ giúp ekip không bị rối hoặc bỏ lỡ đầu việc quan trọng. Người quản lý cũng dễ dàng nắm bắt tiến độ hoàn thành của video.
Thông điệp dễ nhớ, mang bản sắc doanh nghiệp
Thông điệp cần dễ nhớ, dễ hiểu và lồng ghép bản sắc doanh nghiệp để sau khi kết thúc video, người xem vẫn còn nhớ về điều quan trọng nhất.
Ý tưởng và kịch bản sáng tạo, hấp dẫn
Trong thời đại 4.0, ý tưởng quảng bá táo bạo là “chìa khóa” giúp thương hiệu nổi bật trên thị trường. Kịch bản video sáng tạo và hấp dẫn sẽ là mấu chốt để chiến dịch marketing thêm thành công.
Hợp tác đơn vị sản xuất chuyên nghiệp
Một đơn vị sản xuất chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ cơ sở kinh doanh làm video từ giai đoạn nghiên cứu tới khâu hậu kỳ video. Việt Producer là một “ứng cử viên” sáng giá cho vị trí production house uy tín. Ekip nhận thực hiện mọi thể loại video marketing ở đa dạng ngành nghề. Điểm mạnh của Việt Producer là:
- Quy trình hợp tác, làm việc bài bản
- Hỗ trợ tư vấn về marketing
- Đảm bảo kịch bản độc đáo 100%
- Cam kết về chất lượng video và không phát sinh chi phí ngoài hợp đồng.
Như vậy, bài viết đã chia sẻ kinh nghiệm làm video marketing chuyển đổi số trong nông nghiệp. Để số hóa thành công, ngành nông nghiệp cần triển khai trên nhiều phương diện. Hơn hết, quảng cáo và truyền thông cần đi đầu trong phong trào công nghệ trên.