Khi xem quảng cáo, phim ảnh, chắc hẳn bạn đã quá quen với những đoạn phim quay chậm. Vậy cảnh quay slow motion là gì? Tại sao cần sử dụng những cảnh quay như vậy? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp và cung cấp cho bạn thật nhiều thông tin hữu ích.
Cảnh quay slow motion là gì?
Nếu là người đam mê môn nghệ thuật thứ 7 chắc hẳn bạn sẽ không cảm thấy xa lạ với thuật ngữ slow motion. Tuy nhiên nếu ít xem phim ảnh, quảng cáo chắc hẳn bạn sẽ ít nhiều bỡ ngỡ với cụm từ này. Slow motion được hiểu là những cảnh quay có chuyển động chậm hơn so với thực tế nhiều lần. Để tạo ra một frame quay chậm, người làm phim phải quay tối thiểu 120 khung hình trên một giây. Sau đó tiến hành cắt ghép để tạo ra kết quả là 24 khung hình trên 1 giây.
Cảnh quay slow motion có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Nhà sản xuất có thể quay trực tiếp trên máy hoặc chỉnh sửa nhờ phần mềm. Thông thường, cảnh quay slow motion được sử dụng trong video nhằm:
- Đặc tả hành động của nhân vật trong bộ phim, quảng cáo.
- Quay chậm để người xem tập trung chú ý các cảm xúc, biểu cảm trên mặt diễn viên.
- Đặc tả các cảnh quay như thác đổ, mưa rơi, nước bắn,…
- Tạo điểm nhấn, làm nổi bật cho sản phẩm quảng cáo.
Một số lưu ý khi quay cảnh slow motion
Chủ yếu được sử dụng nhằm đặc tả, tạo điểm nhấn cho nhân vật, sản phẩm nên cảnh quay slow motion được sử dụng phổ biến trong các video quảng cáo. Tuy được ưa chuộng nhưng để tạo nên những cảnh quay slow motion hấp dẫn bạn cần lưu ý:
Đảm bảo nguồn sáng ổn định tại địa điểm quay
Ánh sáng là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của một bộ phim, quảng cáo. Để có được những cảnh quay đẹp, nhà sản xuất cần đảm bảo khu vực quay có ánh sáng ổn định. Điều kiện nguồn sáng tốt sẽ cho ra những thước phim đẹp mắt, hạn chế tình trạng nhòe, mất nét,…
Không quay người đang nói chuyện
Tác dụng chính của cảnh quay slow motion là đặc tả cảm xúc, hành động hoặc nhấn mạnh vào sản phẩm quảng cáo. Do đó khi quay bạn cần tránh không quay chậm khi nhân vật đang nói chuyện. Bởi việc làm này sẽ khiến video trông không đẹp mắt, ảnh hưởng tới mạch phim cũng như khiến người xem cảm thấy khó chịu.
Cố gắng chụp thật nhiều ảnh
Nếu sở hữu những thiết bị cao cấp, bạn có thể tạo ra những cảnh quay slow motion dễ dàng. Tuy nhiên nếu sử dụng điện thoại, bạn cần chụp thật nhiều ảnh để chỉnh sửa, cắt ghép tạo nên đoạn slow motion chất lượng nhất.
Trên đây là những thông tin cơ bản về cảnh quay slow motion là gì cùng những ứng dụng của kỹ thuật này trong làm phim. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ thông dụng cũng như cách quay slow motion hiệu quả để ứng dụng vào công việc.