Kịch bản quay phim là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ một đoạn phim quảng cáo nào của các doanh nghiệp. Để có một kịch bản quảng cáo sản phẩm giới thiệu doanh nghiệp hay, sản phẩm dịch vụ đạt kết quả tốt thì việc lên kịch bản là yếu tố cốt lõi. Tuy nhiên nếu không phải biên tập viên chuyên nghiệp thì việc lên kịch bản một cách sáng tạo không hẳn là điều đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ sẻ chia cho bạn các bước để tạo ra một kịch bản chất lượng và ý nghĩa cho doanh nghiệp.
Kịch bản quay phim quảng cáo là gì?
Kịch bản quay phim quảng cáo (TVC) là dạng kịch bản thương mại dành cho các doanh nghiệp muốn triển khai các kênh quảng cáo và truyền thông nhằm tạo ra một diện mạo mới trước mắt khách hàng cũ, tăng khả năng tương tác và tiếp cận khách hàng mới. Từ đó, doanh nghiệp có thể cho ra chiến lược remarketing để dễ dàng tăng doanh thu.
Hầu hết các kịch bản quảng cáo ngày nay thường chỉ kéo dài từ 15, 30 hoặc dài tới 1, 2 phút. Bên trong sẽ có chi tiết thông điệp, cảnh quay lời bình và thời lượng cho từng phân cảnh quay. Kịch bản càng cụ thể, rõ ràng thì khi chuyển sang giai đoạn quay phim sẽ càng thuận lợi.
4 bước để tạo kịch bản quay phim quảng cáo ý nghĩa cho doanh nghiệp
Về cơ bản, không có một khuôn mẫu kịch bản nào có thể áp dụng cho tất cả các thể loại quảng cáo. Dưới đây sẽ là các bước cơ bản để bạn có thể phác thảo và dần hình thành một kịch bản hoàn chỉnh cho phim của mình.
Mở đầu với những câu hỏi
Bạn sẽ không thể tạo ra một kịch bản quay phim chất lượng nếu không am hiểu về thương hiệu, sản phẩm được quảng cáo. Khi không biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể đi tìm câu trả lời của một số ý sau.
– Tại sao cần xây dựng một kịch bản video quảng cáo?
– Kịch bản của bạn cần những nội dung gì?
– Bạn đang nhắm đến đối tượng khách hàng như thế nào?
Từ những câu hỏi này, bạn có thể nảy ra nhiều ý tưởng và soạn ra nhiều nội dung thông tin phù hợp với thông điệp mà bản thân hướng tới. Từ đó, có triển khai thành một khung cứng cơ bản.
Hô biến thông điệp thành câu chuyện
Nhiệm vụ của biên kịch là phải thể hiện thông điệp cốt lõi mang gửi gắm vào trong tác phẩm. Từ đó giúp người xem thấy được “phần băng chìm” ở câu chuyện đơn giản từ chính nội dung kịch bản. Do đó, yêu cầu kịch bản phải là sản phẩm của sự sáng tạo, lôi cuốn nhưng phải dễ hiểu. Vì thông qua đó, đoạn quảng cáo mới có thể cho người xem một cảm nhận rõ ràng và chạm được tới xúc cảm của họ.
Đừng đặt nặng cái tôi cá nhân
Khi bắt đầu xây dựng kịch bản phim quảng cáo, biên kịch cũng như “làm dâu trăm họ” nên rất khó để đưa ra một kịch bản giúp làm hài lòng tất cả người xem. Lúc này, biên kịch sẽ sử dụng ngôn ngữ dành cho công chúng và phải bỏ lại ngôn ngữ cá nhân ở phía sau. Chính vì lẽ đó kịch bản nên giữ giọng văn đơn giản mà sâu sắc, lựa chọn hình thức viết hợp lý. Từng lĩnh vực khác nhau sẽ có phong cách kịch bản riêng để có thể đáp ứng nhu cầu của những công chúng “khó tính”.
Giữ mạch chuyện ngắn gọn, súc tích
Phương châm KISS (Keep short and simple) thường được thừa nhận bởi đa số công chúng. Khán giả ngày nay cũng không có đủ thời gian để xem hết nếu kịch bản làm cho video quá dài. Ngắn gọn luôn luôn hợp lý hơn sự dài dòng.
Với những kịch bản phim quảng cáo truyền thống, thời lượng không quá 2-3 phút khi trình chiếu trên nền tảng đa phương tiện sẽ cho hiệu quả tương tác cao hơn. Do đó, đừng tạo cảm giác ức chế cho người xem khi phải theo dõi một đoạn video dài. Kịch bản sẽ có nhiệm vụ đặt ra khung thời gian cho thước phim này.
Đừng chỉ sử dụng từ ngữ
Trước khi bắt tay vào việc viết kịch bản, bạn phải hiểu một thước phim quảng cáo không phải cuốn tiểu thuyết. Vì thế, đừng mải mê cho hành động, nội dung thông qua ngôn từ mà quên mất vai trò quan trọng của hình ảnh và video. Giữa các yếu tố này cần sự kết hợp hài hòa và linh động. Thực tế cho thấy, 50% từ chất lượng quay phim, hiệu ứng âm thanh đồ họa, và lồng tiếng sẽ quyết định sự thu hút của quảng cáo đối với người xem.
Thu âm kịch bản
Đối với kịch bản quay phim quảng cáo, chúng ta có thể xóa mờ ranh giới giữa văn nói và văn viết. Bởi sau khi có kịch bản cứng, từ bạn sẽ phải thu âm để trở thành âm thanh lồng tiếng. Như vậy thì giọng văn sử dụng trong kịch bản đã có nhiều khác biệt so với những tiêu chí truyền thông đã đề ra từ đầu. Đó là lý do mà bạn nên kiểm tra bản thu âm sau khi đã hoàn thành.
Hầu hết âm thanh lồng vào các đoạn quảng cáo không cần những thông tin quá cầu kì mà cần phải dễ hiểu, dễ đi vào lòng người. Tiêu biểu như quang cao chuc tet, âm thanh phải đơn giản, phù hợp với cả hình ảnh thì sẽ phù hợp với nhiều nhóm đối tượng công chúng hơn. Việc bạn cố tình đưa ra lời thoại hay ngôn từ quá sáo rỗng chỉ khiến cho video trở nên rối mà thôi.
Kiểm tra kịch bản cũng với những câu hỏi
Một kịch bản hoàn thiện không thể bỏ qua giai đoạn chỉnh sửa, đó là nguyên tắc “bất di bất dịch”. Sau mỗi lần sửa đổi, bạn sẽ khắc phục được các lỗi còn đang thiếu sót. Tuy nhiên, không nên đưa kịch bản đi sửa theo ý kiến của quá nhiều người, hoặc hỏi người không có chuyên môn. Như vậy sẽ chỉ làm cho kịch bản của bạn trở thành nhiều phiên bản lệch lạc so với sườn ban đầu.
Kịch bản được xem như “xương sống” của mỗi bộ phim quảng cáo ý nghĩa. Một kịch bản tốt phải đáp ứng đủ tiêu chí về khả năng tư duy cùng lối kể thu hút, đảm bảo thời thượng hợp lý. Mong rằng với những chia sẻ ở trên, bạn có thể tìm thấy sự khoa học trong quá trình hình thành ý tưởng cũng như phác thảo thành công một kịch bản để mang lại hiệu quả truyền thông tốt nhất.