Viết kịch bản là một trong những công đoạn quan trọng trong quy trình sản xuất video chuyên nghiệp. Một kịch bản hay, chất lượng sẽ góp phần định hướng và đưa video sản phẩm đến gần hơn với khán giả. Nếu bạn đang mong muốn trở thành biên kịch và cần học viết kịch bản, các thông tin quan trọng trong bài viết này sẽ là cảm nang không thể chối từ.
Cấu trúc của kịch bản hoàn chỉnh
Trước khi tìm hiểu về cấu trúc, bạn cần hiểu rõ khái niệm về kịch bản.
Kịch bản là gì?
Kịch bản trong tiếng Anh gọi là Scripting, đây là một dạng bản thảo về nội dung của các sản phẩm video như phim, kịch, video marketing,…
Kịch bản được coi là linh hồn của bất kỳ sản phẩm video nào. Và để xây dựng được kịch bản chất lượng, vai trò của người viết là vô cùng quan trọng. Vậy người viết kịch bản được gọi là gì?
Người viết kịch bản là gì là câu hỏi của nhiều bạn trẻ khi mới tìm hiểu về kịch bản. Thực chất, họ là những người tạo ra ý tưởng, câu chuyện để truyền tải thông điệp và được gọi là biên kịch. Biên kịch chuyên nghiệp đòi hỏi phải có các kỹ năng và kiến thức trong lĩnh vực content và marketing. Từ đó, kịch bản sẽ được xây dựng và đáp ứng các yêu cầu về nội dung và hiệu quả truyền thông.
Cấu trúc kịch bản hoàn chỉnh
Một kịch bản sẽ bao gồm có 5 phần chính sau:
- Sence heading (tiêu đề phân cảnh)
Sence heading là phần mở cảnh hay còn gọi là tiêu đề phân cảnh. Phần này cho người xem biết nội dung cảnh quay sẽ được diễn ra ở đâu và lúc nào. Ví dụ, với tiêu đề “NỘI – MỘT CĂN BẾP NHỎ – BUỔI SÁNG” người xem có thể biết phân cảnh diễn ra trong một căn bếp nhỏ vào ban ngày (buổi sáng).
Tiêu đề phân cảnh thường được viết hoa hoặc in đậm. Ngoài ra, thực tế một số biên kịch sẽ sử dụng kết hợp Scence heading và subheader (phụ đề) để làm rõ bố cục từng cảnh.
- Action lines (Hành động)
Đây là phần mô tả chuyển động của nhân vật trong cảnh hoặc bất kì thứ gì người xem có thể thấy. Trong cấu trúc kịch bản, action lines luôn được viết ở thì hiện tại.
- Characters (Nhân vật)
Nhân vật cần được giới thiệu trước khi viết kịch bản dù là nhân vật chính hay nhân vật phụ (trừ tuyến nhân vật quần chúng).
Khi xây dựng kịch bản, phần nhân vật sẽ được giới thiệu đầy đủ các thông tin như: tên, tuổi, tính cách, diện mạo,… Điều này giúp người đọc kịch bản phác hoạ được chân dung tuyến nhân vật, từ đó tìm diễn viên phù hợp.
- Dialogue (lời thoại)
Một kịch bản hoàn chỉnh không thể thiếu lời thoại. Tất cả đều phải được trình bày chi tiết trong bất kỳ bối cảnh nào. Đặc biệt, dù là đối thoại hay voiceover (thuyết minh) đều phải được viết trong kịch bản.
Lời thoại kịch bản sẽ nằm giữa trang, cách 1inch với lề trái. Biên kịch có thể thêm bên cạnh tên nhân vật các cụm từ viết tắt để thể hiện rõ vai trò từng loại thoại như: V.O (voiceover), O.S (off screen) hay O.C (off camera).
- Parentheticals (chú giải)
Chú giải giúp làm rõ các bối cảnh và hội thoại được chi tiết hơn giúp người xem kịch bản nắm rõ diễn biến như thế nào. Phần này sẽ được thêm vào các phần đoạn ngắt trong kịch bản.
Trên đây thông tin về cấu trúc của một kịch bản hoàn chỉnh. Tuỳ vào từng thể loại video mà các kịch bản sẽ có điều chỉnh sao cho hợp lý. Nhưng nhìn chung, tất cả sẽ có cấu trúc gồm 5 phần cơ bản như trên.
Ngoài ra, để giúp kịch bản thêm phần chất lượng và có hiệu quả hơn trong marketing, một số quy tắc quan trọng sau bạn cũng cần ghi nhớ.
Các quy tắc viết kịch bản cơ bản
Nếu bạn là người mới bước chân vào nghề thì bên cạnh nắm vững cấu trúc, các quy tắc khi viết kịch bản cũng là yếu tố biên kịch cần nắm vững. Không chỉ giúp xây dựng kịch bản chuẩn, hấp dẫn, các quy tắc sẽ giúp người xem tiếp thu thông tin biên kịch muốn truyền tải dễ dàng và đầy đủ nhất.
Viết kịch bản với nội dung ngắn gọn
Kịch bản phục vụ từng thể loại video khác nhau sẽ có nội dung khác nhau. Nhưng nhìn chung, dù là viết kịch bản phim hay TVC, mẫu viết kịch bản nội dung ngắn gọn dễ hiểu là quy tắc biên kịch không thể bỏ qua. Bởi một kịch bản diễn giải lan man, dài dòng sẽ dễ khiến người đọc sao nhãng và không tập trung vào nội dung chính video cần truyền tải.
Có câu chuyện với cốt truyện logic xuyên suốt
Kịch bản phải có câu chuyện và bám sát ý tưởng, thông điệp truyền tải. Và trước khi xây dựng câu chuyện, biên kịch cần nắm vững brief. Bởi đây là các thông tin và yêu cầu cần thiết của video sản phẩm giúp cốt truyện đúng kế hoạch và nhất quán trong video sản phẩm.
Lấy hình ảnh để kể chuyện
Lấy hình ảnh để kể chuyện là quy tắc kể chuyện thông qua sử dụng phương tiện trực quan là hình ảnh, đồ hoạ, băng hình,… Biên kịch sẽ vận dụng các hình ảnh cụ thể đó để tạo nên những câu chuyện sinh động và hấp dẫn.
Viết kịch bản chọn lọc các chi tiết
Sẽ có nhiều câu chuyện khác nhau để thể hiện một ý tưởng. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng kịch bản, biên kịch nên lựa chọn, chắt lọc các chi tiết “đắt giá” dựa trên mong muốn người xem và mục đích video. Sau đó, hãy tập trung phát triển các chi tiết đó nhằm thu hút người xem và tăng sức lan toả đến đông đảo khán giả.
Sáng tạo dựa trên thực tế
Dù viết kịch bản online hay theo hình thức nào, biên kịch cũng cần ghi nhớ kịch bản không nên xa rời các yếu tố thực tế. Có thể trong kịch bản bạn có ý tưởng sáng tạo mới mẻ nhưng khi thực hiện, các yếu tố về cảnh quay, bối cảnh, kỹ xảo,… không cho phép phân cảnh được thực hiện hoàn chỉnh. Đó là sai sót lớn mà bất kỳ biên kịch nào cũng không nên phạm phải.
Trên đây là các thông tin cơ bản về kịch bản dành cho những ai muốn tìm hiểu và có nhu cầu học viết kịch bản. Đó là các thông tin mà trong quá trình làm việc Việt Producer tổng hợp gửi đến bạn. Đừng quên lưu lại và thường xuyên rèn luyện để có thể tự mình xây dựng được một kịch bản hay và chuẩn.
Biên kịch là nghề yêu thích với nhiều bạn trẻ yêu sáng tạo và thử thách. Tuy nhiên, nhiều người còn băn khoăn không biết học viết kịch bản ở đâu? Hiện nay, sự phát triển của công nghệ thông tin và các trang mạng xã hội giúp người dùng dễ dàng hơn trong tiếp cận thông tin. Vì vậy, để nâng cao trình độ và kỹ năng của mình, bạn có thể học viết kịch bản online.
Ngoài ra, tham gia các lớp học viết kịch bản cũng là lựa chọn không tồi để bạn phát triển theo hướng chuyên nghiệp. Song, dù theo cách nào, bạn nên chắt lọc thông tin quan trọng và thường xuyên cập nhật các kiến thức thực tế.
Như vậy, Việt Producer đã cung cấp đến bạn đọc đầy đủ các thông tin về viết kịch bản. Với cấu trúc cùng các quy tắc trên mong rằng sẽ giúp mọi người hiểu hơn về kịch bản hoàn chỉnh. Nếu bạn yêu thích nghề viết kịch bản phim, hãy lưu lại các kiến thức này. Đó sẽ là nền tảng để thực hiện đam mê và góp phần giúp bạn trở thành một biên kịch chuyên nghiệp.
Ngoài ra, để tự học viết kịch bản phim nói riêng và tìm hiểu về mẫu viết kịch bản video marketing nói chung, Việt Producer sẽ là lựa chọn phù hợp. Hãy theo dõi để cập nhật cho mình thêm nhiều nội dung hay, hữu ích nhanh chóng, chi tiết và chất lượng nhất.