Hướng dẫn viết kịch bản video đúng chuẩn và ấn tượng nhất

Home - Kịch bản - Hướng dẫn viết kịch bản video đúng chuẩn và ấn tượng nhất

Tham khảo các hướng dẫn viết kịch bản video giúp người viết có thể định hướng, xây dựng khung sườn phù hợp cho quá trình sản xuất. Trong đó, việc xác định dạng video cùng các bước thực hiện kịch bản là điều mà biên kịch cần phải nắm rõ.

Các dạng quay kịch bản video

Trong hướng dẫn viết kịch bản, trước hết người viết phải có kiến thức về các dạng quay kịch bản video.

Có 2 dạng quay video cơ bản là có lời thoại và không lời thoại. Ở mỗi dạng sẽ có cách xây dựng kịch bản khác nhau.

hướng dẫn viết kịch bản video
Mỗi dạng quay video sẽ có cách xây dựng kịch bản khác nhau (Ảnh: sưu tầm)

Kịch bản quay video có lời thoại

Video lời thoại là dạng có sử dụng giọng nói của nhân vật, MC hoặc khách mời tham gia,.. để diễn giải nội dung cho khán giả hiểu được chủ đề, câu chuyện.

hướng dẫn viết kịch bản video
Video lời thoại có sử dụng giọng nói của nhân vật, MC hoặc khách mời (Ảnh: sưu tầm)

Thông thường kịch bản video có lời thoại sẽ được ứng dụng trong những dạng clip sau: 

  • Giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp, cá nhân
  • Review sản phẩm, dịch vụ
  • Review du lịch
  • Phỏng vấn
  • Video quảng cáo
  • Phim ngắn, dài tập hoặc phim chiếu rạp,..

Kịch bản quay video không lời thoại

Video không lời thoại là dạng không sử dụng giọng nói, đối thoại của nhân vật hay MC mà chỉ có các cảnh quay, âm nhạc và hiệu ứng lồng ghép vào.

hướng dẫn viết kịch bản video
Video không lời thoại chỉ có cảnh quay, âm nhạc, hiệu ứng lồng ghép

Kịch bản dạng quay video không sử dụng lời thoại bao gồm:

  • Phóng sự cưới
  • Sự kiện
  • Buổi tiệc, event hoặc lễ hội
  • Travel du lịch,..

Hướng dẫn các bước viết kịch bản video

Việc xây dựng kịch bản nên bắt đầu từ bước nào là điều không dễ dàng, đặc biệt là với những người mới. Dưới đây là hướng dẫn viết kịch bản video với đầy đủ quy trình cụ thể mà ai cũng có thể tham khảo.

Bước 1: Xác định thể loại và chủ đề quay video

Đây là bước đầu tiên, quan trọng nhất trong cách viết outline kịch bản, giúp định hướng nội dung của video. 

hướng dẫn viết kịch bản video
Xác định chủ đề và thể loại giúp định hướng nội dung của video (Ảnh: sưu tầm)

Cụ thể, có 2 câu hỏi chính trong hướng dẫn viết kịch bản mà biên kịch cần xác định rõ, cụ thể:

  • Video được xây dựng tư thể loại quay nào? – (Có lời thoại hay không có?)
  • Đâu là chủ đề xuyên suốt được lựa chọn của video? – (Giới thiệu doanh nghiệp, cá nhân hay review sản phẩm,..?)

Khi xác định thể loại và chủ đề của video, cần lưu ý nghiên cứu kỹ để có thể lựa chọn phương án phù hợp, dễ thành công nhất.

Bước 2: Xác định câu chuyện, thông điệp

Mỗi kịch bản video đều phải có nội dung câu chuyện và thông điệp cụ thể để truyền tải đến người xem. Bởi, tất cả các sản phẩm mà đội ngũ ekip sản xuất làm ra đều phải mang ý nghĩa, mục đích cụ thể.

Với mỗi chủ đề và thể loại được chọn, biên kịch sẽ xác định câu chuyện cùng thông điệp. Các yếu tố này cần phải đảm bảo tính phù hợp, có sự liên kết để tăng tính logic cho tác phẩm sau này.

hướng dẫn viết kịch bản video
Chủ đề và thông điệp cần đảm bảo tính phù hợp, có sự liên kết

Bước 3: Xác định thời gian, địa điểm quay

Trong cách viết kịch bản video, biên kịch cùng đội ngũ ekip sản xuất cần lựa chọn thời gian và địa điểm quay phù hợp.

hướng dẫn viết kịch bản video
Đội ngũ sản xuất cần lựa chọn thời gian và địa điểm quay phù hợp (Ảnh: sưu tầm)

Địa điểm và thời gian cần phù hợp, lý tưởng để giúp thước phim lên đẹp, phản ánh câu chuyện tốt nhất. Ví dụ, nếu muốn khắc họa sự mới mẻ, năng động thì thời điểm buổi sáng cùng bối cảnh đường phố là lựa chọn phù hợp. Ngược lại, khung cảnh tan tầm, đêm xuống thường được áp dụng để diễn tả tâm trạng, sự mệt mỏi của mỗi người.

Bước 4: Tạo bản tóm tắt sơ lược kịch bản

Sau khi đã hoàn thành xong bước xác định các yếu tố quan trọng ở trên, hãy bắt đầu tạo bản tóm tắt kịch bản.

hướng dẫn viết kịch bản video
Sau khi xác định các yếu tố quan trọng, biên kịch bắt đầu viết tóm tắt kịch bản (Ảnh: sưu tầm)

Thông thường một kịch bản video sẽ gồm các nội dung sau:

  • Mở đầu

Chọn những chi tiết đặc sắc để có màn mở đầu hấp dẫn, ấn tượng

  • Vấn đề

Triển khai vấn đề, thực trạng mà nhân vật, khách hàng hay xã hội đang gặp phải

  • Giải pháp

Đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả

  • Kêu gọi hành động 

Đưa ra lời kêu gọi, thúc đẩy hành động của người xem

4 phần nội dung trên là hướng dẫn viết kịch bản video cơ bản, tuy nhiên trong một số trường hợp, biên kịch có thể sáng tạo hơn. Cụ thể, có nội dung nhiều hoặc ít hơn, hay thứ tự của các phần sẽ có sự thay đổi. 

Tuy chỉ là bản nháp nhưng biên kịch nên trình bày đầy đủ các yếu tố có trong một kịch bản như chủ đề, tiêu đề, bối cảnh, hình ảnh, âm thanh, nhân vật, lời thoại (nếu có),.. để tránh bỏ sót khi bước vào giai đoạn viết chính.

Bước 5: Viết kịch bản

Dựa trên bản thảo nháp ở trên, biên kịch sẽ tiến hành xây dựng hoàn chỉnh, cụ thể nội dung các chi tiết. Một kịch bản hay, ấn tượng sẽ có tác dụng thu hút người xem và khiến họ dễ tiếp nhận những thông điệp, ý nghĩa của video.

Ngoài ra, kịch bản còn là khung sườn nội dung giúp đội ngũ ekip dựa vào đó để hoàn thành tốt quy trình sản xuất. Bởi vậy, khi viết, biên kịch cần lưu ý về hướng dẫn viết kịch bản quảng cáo dưới đây.

  • Viết ngắn gọn, súc tích

Kịch bản video không phải là bài báo cáo hay một cuốn tiểu thuyết. Hãy viết theo đối tượng và nội dung muốn truyền tải đến họ. Sự ngắn gọn, súc tích trong câu văn đặc biệt quan trọng, giúp người xem dễ hiểu và tiếp nhận. Lời khuyên tốt nhất khi đặt bút viết là nên tránh những câu ghép và các cụm từ dài.

hướng dẫn viết kịch bản video
Kịch bản cần ngắn gọn, súc tích, tránh những cụm từ dài (Ảnh: sưu tầm)
  • Ưu tiên làm rõ nghĩa

Một bản phác thảo nội dung bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Nếu video yêu cầu nhiều hình ảnh, cảnh quay hay nhân vật, nên trình bày tỉ mỉ, rõ ràng. Đây là cách để biên kịch viết kịch bản video có chiều sâu, đồng thời, khách hàng có thể dễ tiếp thu.

  • Hướng đến khách hàng

Viết kịch bản như thế nào để hướng đến khách hàng? Để giải đáp được câu hỏi này, đầu tiên, việc xác định đối tượng khách hàng là điều không thể bỏ qua. Cụ thể, có thể chia theo các nhóm sau:

– Nhóm tuổi: Thiếu nhi, thanh thiếu niên, trung niên, người cao tuổi,..

– Giới tính: Nam, nữ, giới tính thứ 3

– Nghề nghiệp: Giáo viên, bác sĩ, công nhân, nông dân,..

– Môi trường sống: Nông thôn hay thành thị

– Trình độ văn hóa: Trung học phổ thông, đại học hay trên đại học,..

Sau khi đã xác định được nhóm đối tượng hướng đến, cần phải nghiên cứu về các nền tảng công chiếu video để có thể tiếp cận đến họ. Cụ thể sản phẩm sẽ xuất hiện trên truyền hình, mạng xã hội hay các trung tâm thương mại,..

Khi viết kịch bản quảng cáo, hãy chắc chắn việc lựa chọn đúng nền tảng để có thể truyền tải thông điệp đến với nhiều người thuộc nhóm đối tượng hướng đến nhất. 

  • Lồng ghép thông điệp xuyên suốt

Đây là một trong những cách viết kịch bản tạo nên sự thành công cho sản phẩm video. Cụ thể, biên kịch cần lồng ghép thông minh các chi tiết nói lên thông điệp mà video muốn truyền tải đến người xem.

Việc lồng ghép xuyên suốt thông điệp vào sản phẩm sẽ giúp định hướng quá trình sản xuất, tránh tình trạng lạc đề. Bên cạnh đó, khách hàng là người xem video có thể dễ dàng hiểu và ấn tượng với video. 

Bước 6: Tiến hành chạy thử và chọn hiệu ứng, âm thanh

Làm thế nào để biết cách viết kịch bản quay quảng cáo của mình đã phù hợp? Lúc này, hãy tiến hành chạy thử cùng đội ngũ sản xuất. Bởi việc thực hành là phương pháp hữu hiệu để kiểm tra về độ chính xác, phù hợp của kịch bản.

hướng dẫn viết kịch bản video
Thực hành chạy thử trên máy là cách kiểm tra độ phù hợp của kịch bản (Ảnh: sưu tầm)

Ngoài các yếu tố về bối cảnh, hình ảnh thì lời thoại nhân vật cũng cần được thực nghiệm. Lúc này, biên kịch có thể xem xét và điều chỉnh lại ngữ điệu, chọn lọc từ ngữ thích hợp.

Đặc biệt, lúc này biên kịch và đội ngũ ekip cần chọn hiệu ứng và âm thanh cho video. Đây là 2 nhân tố góp phần mang lại sự sinh động, hấp dẫn cho sản phẩm cuối cùng. 

Cách viết kịch bản quảng cáo hay là phải hội tụ đầy đủ các yếu tố từ góc quay, bối cảnh, con người, âm thanh, ánh sáng. Âm nhạc trong video có tác dụng tạo cảm xúc cho khán giả. Ví dụ, trong một cảnh quay buồn, xúc động, nếu sử dụng âm nhạc trữ tình, lắng đọng sẽ đẩy cảm xúc của người xem lên đến cao trào.

Bước 7: Chỉnh sửa kịch bản video cuối cùng

Sau khi đã tiến hành thực nghiệm, nếu có nhiều yếu tố chưa hợp lý, cần phải điều chỉnh lại kịch bản. Ngoài việc bản thân tự kiểm tra, biên kịch nên tham khảo thêm nhận xét, đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp để có thể chỉnh sửa kịch bản phù hợp nhất.

Đối với bước này, hãy rà soát lại các lỗi, loại bỏ những chi tiết thừa. Biên kịch cần xem xét lại cốt truyện, nhân vật thật kỹ lưỡng. Đồng thời, chú ý đến lời thoại, ngôn ngữ và hành động của nhân vật sao cho nhất quán. 

hướng dẫn viết kịch bản video
Khi chỉnh sửa, cần lưu ý lời thoại và hành động nhân vật sao cho nhất quán (Ảnh: sưu tầm)

Ở trên là 7 bước viết kịch bản mà biên kịch, đặc biệt là những người mới cần phải đặc biệt lưu ý. Việc nắm rõ các bước thực hiện này sẽ giúp quá trình xây dựng bản phác thảo đúng và dễ dàng hơn.

Ngoài ra, để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về xây dựng kịch bản và lĩnh vực sản xuất, quay dựng phim, bạn có thể theo dõi các bài viết của Việt Producer.

Những hướng dẫn viết kịch bản video trong nội dung bài viết đều có thể áp dụng với tất cả mọi người. Ngoài việc nắm vững quy tắc, cách làm cơ bản, biên kịch cần phải phát huy tính sáng tạo để có thể xây dựng nên những tác phẩm được lòng công chúng.

Việt Producer - Chuyên sản xuất phim doanh nghiệp, TVC

Share:

Picture of Trang Ái
Trang Ái

facebook  twitter  Tumblr  pinterest   Linkedin   instagram  Flickr

Tôi là Trang Ái, có đam mê với video cho doanh nghiệp. Hiểu được rằng video là trợ thủ đắc lực để định vị sản phẩm, nâng tầm thương hiệu. Vì thế, tôi mong muốn lan tỏa kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực này để tạo giá trị hữu ích cho người đọc.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Scroll to Top