Stop motion là một kĩ thuật đầy thú vị và phổ biến trong lĩnh vực làm phim, đặc biệt là phim hoạt hình animation. Trong bài viết này, hãy cùng Vietproducer tìm hiểu về Stop motion là gì và những ứng dụng của chúng. Cũng như cách tạo nên một đoạn phim stop motion đơn giản nhé!
Stop motion là gì?
Stop motion (hoạt hình tĩnh vật) là một kỹ thuật làm phim, trong đó các nhân vật được dựng lên theo từng động tác, sau đó được chụp hình lại và ghép thành một bộ phim. Mỗi khung hình là một động tác riêng và khi ghép lại một cách liên tục, người xem có cảm giác giống như các nhân vật thực sự chuyển động.
Phim hoạt hình stop motion là một trong những loại hình phim lâu đời nhất trong nền giải trí mặc dù các hình thức 2D, 3D hay thậm chí là 4D đang dần trở nên phổ biến. Thế nhưng sức nóng của loại phim này vẫn chưa hề giảm nhiệt mà ngày càng nhận được sự hưởng ứng và đón nhận nhiệt tình từ người xem.
Phim stop motion thường được dựng lên bằng cách chụp hình ảnh của các nhân vật theo từng động tác một, sau đó ghép thành một bộ phim. Người làm phim sẽ chuyển từng tấm ảnh từ trạng thái tĩnh sang cảm giác chuyển động khi ghép nối nhiều hình ảnh với nhau. Những hình nộm, hình đất sét cũng thường được sử dụng để tạo bối cảnh nhằm phục vụ công việc làm phim của những người đạo diễn.
Stop Motion thường được dùng cho mục đích thương mại hoặc quảng cáo. Chúng được thể hiện dưới các dạng logo hoạt hình, video giải thích, quảng cáo ứng dụng, quảng cáo truyền hình (TVC) hoặc thậm chí là các đoạn Intro/ outro.
Các thể loại Stop motion
Hình thức sản xuất Animation theo dạng stop motion đã tiếp cận được thị trường làm phim quảng cáo để mang đến nhiều hình thái và phương tiện trong sản xuất animation. Có thể kể đến các loại hình stop-motion khác nhau dưới đây:
- Claymation
- Con rối
- Cut-out
- Hình bóng
- Nhân vật hành động/Lego
- Pixetion (điểm ảnh).
Các bước làm phim Stop motion đơn giản
Học kĩ năng setup ánh sáng và bối cảnh
Ánh sáng là yếu tố rất quan trọng trong một dự án stop motion. Do đó, bạn cần đầu tư về ánh sáng và bố cục vật thể cho phù hợp để hứng trọn ánh sáng giúp chủ thể trở nên nổi bật hơn. Ví dụ, bạn có thể chọn hướng xuôi chiều sáng, đèn điện hoặc chuẩn bị một vài tấm phản quang.
Rèn luyện kĩ năng tạo hình nhân vật
Nếu bạn không phải là chuyên gia trong lĩnh vực đất nặn thì bạn cần luyện tập một chút. Việc thay đổi nhiều tư thế tạo hình cho cùng 1 nhân vật giúp cử động của chúng trở nên đa dạng hơn. Phù hợp với dạng video cần nhiều thay đổi linh hoạt. Mỗi nhân vật lại đòi hỏi phải chế tác nhiều hình nộm khác nhau với các sắc thái riêng.
Chỉnh sửa video hậu kì stop motion
Hậu kỳ là một kỹ năng cần thiết trong làm phim, đặc biệt là Stop Motion. Với thể loại phim này, người dựng cần biết các kỹ năng chỉnh sửa video đơn giản cũng như biết cách tạo các hiệu ứng âm thanh phổ biến. Phần mềm làm stop motion chuyên nghiệp nhất hiện nay là Adobe Premiere.
Ban đầu, với những ai mới làm phim Stop Motion thì chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có khả năng ghi âm là ổn. Lưu ý trong quá trình ghi âm nên thu ở những nơi yên ắng, ít tiếng ồn để loại bỏ tạp âm không mong muốn.
Xem thêm: Chia sẻ các phần mềm làm stop motion chuyên nghiệp trên các thiết bị
Hướng dẫn làm Stop Motion đơn giản
Cách làm video stop motion đơn giản nhất để làm phim đều có hai công đoạn là quay và dựng phim. Đối với làm Stop Motion thì cần chụp ảnh để lấy tư liệu, sau đó mới tiến hành dựng phim.
Chụp ảnh tư liệu
- Sử dụng Tripod
Bạn nên chuẩn bị một chiếc tripod đơn giản, giúp quá trình quay chụp không bị rung. Và bạn cũng sẽ ‘rảnh’ tay để chuẩn bị set up, điều chỉnh lại bối cảnh cho hình ảnh. Trong quá trình chụp, bạn cũng nên linh hoạt điều chỉnh mọi thứ cho ưng ý. Tránh việc rung lắc, chủ thể không ở trung tâm, hay background lộn xộn…
- Dùng chế độ Live Preview
Nếu bạn sử dụng iPhone thì hẳn đã quen thuộc với chế độ ảnh chụp động Live Preview. Chế độ này cho phép bạn nắm bắt được nhiều hình ảnh hơn trong cùng 1 shot hình để bạn có thể thoải mái lựa chọn khoảnh khắc ưng ý nhất.
Cách làm stop motion bằng Adobe Premiere và Photo Duration
Sau khi hoàn thành những shoot chụp thì hãy bước vào công đoạn chỉnh sửa nhé. Người dùng cần thực hiện theo các bước sau đây:
- Import mọi bức ảnh vào Premiere Pro. Từ thanh Project, chọn tất cả ảnh và bấm chuột phải và chọn “Speed/Duration”
- Tại đây, bạn có thể điều chỉnh chiều dài, kích cỡ video phù hợp. Ví dụ, nếu video sequence là 24fps, hãy chỉnh frame là “00;00;00;24,”. Và mỗi bức ảnh sẽ xuất hiện trong 1 giây
- Render (xuất) video và phát thử để xem vận tốc video
- Nếu thấy chưa ưng ý vì tốc độ chậm, bạn luôn có thể xóa tất cả các ảnh khỏi Timeline và quay lại Project Panel để chọn tốc độ / thời lượng clip mới.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Vietproducer về loại hình phim Stop Motion đã giúp người đọc hiểu được Stop Motion là gì cũng như cách làm phim Stop Motion như thế nào. Từ đó nâng cao tư duy làm phim và mở rộng khả năng sáng tạo với những thể loại phim khác nhau.