Kịch bản podcast hấp dẫn đòi hỏi người dẫn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tạo sự logic trong toàn bộ chương trình. Bên cạnh đó, tác giả phải vận dụng tất cả các kỹ năng sao cho nội dung truyền tải được mạch lạc, chuyên nghiệp và thu hút người nghe.
Cách viết kịch bản podcast mẫu
Mỗi kịch bản podcast đều có sự khác nhau, tùy thuộc vào nội dung và loại chương trình thực hiện. Tuy nhiên, về cơ bản, kịch bản podcast thường bao gồm những phần chính sau:
Phần giới thiệu chương trình
Phần giới thiệu chương trình nên đảm bảo 3 yếu tố chính: tên chương trình, chào đón người nghe, điểm qua các nội dung chính. Đây là phần quan trọng, có tác dụng thu hút và tạo hứng thú cho khán giả xem đến cuối chương trình. Nếu nội dung không hấp dẫn, thính giả sẽ rời đi ngay và ngược lại. Nhìn chung, để tạo điểm nhấn cho chương trình của mình, phần giới thiệu ở mỗi tập nên có sự khác biệt.
Ví dụ: Chào mừng mọi người đến với (tên podcast), chương trình (slogan hoặc khẩu hiệu ngắn gọn, đặc trưng). Tôi là (người dẫn), ngày hôm nay chúng tôi đang nói về (chủ đề) với khách mời (tên khách). Chúng tôi cũng có một điều đặc biệt dành cho bạn vào cuối chương trình, vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ lắng nghe cả tập nhé!
Giới thiệu khách mời
Nếu podcast của bạn có sự xuất hiện của khách mời, để tránh trường hợp nhầm tên hoặc thông tin cơ bản của họ, việc viết ra kịch bản giới thiệu sẽ giúp bạn làm tốt ngay từ lần đầu tiên. Đây cũng là cơ hội hoàn hảo để host cung cấp lý do tại sao thính giả nên quan tâm đến chương trình. Phần giới thiệu có thể đơn giản như sau:
Podcast ngày hôm nay có sự xuất hiện của khách mời (tên khách), ở đây để chia sẻ với chúng ta (chuyên môn, kiến thức về lĩnh vực bất kỳ hoặc tâm sự những câu chuyện kể, giải đáp thắc mắc,…). Xin chào anh/chị/ và cảm ơn vì đã tham gia cùng chúng tôi.
Gửi thông điệp quảng cáo tài trợ
Kịch bản cho các thông điệp quảng cáo từ nhà tài trợ phụ thuộc vào mức độ kiểm soát mà doanh nghiệp yêu cầu. Một số nhà tài trợ sẽ cung cấp cho người dẫn chương trình một kịch bản chính xác, bắt buộc cần tuân theo. Tuy nhiên, một số thương hiệu khác lại cho phép bạn tự do trong việc thể hiện. Dù là phương thức nào, bạn cũng cần đảm bảo truyền tải đầy đủ thông tin cơ bản về quảng cáo, dịch vụ, sản phẩm hoặc các chính sách khuyến mãi đến người nghe.
Outro
Outro là phần để gửi lời cảm ơn đến khách mời, tóm tắt lại những phần nội dung đã thảo luận, cảm ơn khán giả đã dành thời gian xem chương trình, thông báo các sự kiện hoặc chương trình khuyến mãi.
Hoặc: “Nhận vé tham gia show trực tiếp tại địa điểm (tên địa điểm) tại trang web (chèn url) trước khi chúng được bán hết.
Phần kêu gọi hành động (CTA)
CTA là phần quan trọng để khuyến khích người nghe thực hiện hành động: bằng việc đăng ký chương trình hoặc nhấn nút like, share, viết bài đánh giá trên các nền tảng mạng xã hội.
CTA tốt nhất là tạo độ chân thực và nhấn mạnh độ dễ của việc thực hiện hành động cho thính giả. Lưu ý rằng, các ưu tiên về CTA sẽ thay đổi theo thời gian, nếu người dẫn bắt đầu đăng ký các gói trả phí cao cấp. Do đó, để phù hợp với từng nhu cầu, người dẫn nên viết nhiều kịch bản khác nhau.
Cảm ơn bạn đã nghe podcast (tên podcast). Trước khi kết thúc, hãy thể hiện tình yêu dành cho podcast bằng cách để lại đánh giá trên (các nền tảng mạng xã hội) nhé.
Một podcast hoàn chỉnh phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các phần trên. Ngoài ra, khi xây dựng kịch bản, người viết cũng cần trang bị một số mẹo để tác phẩm trở nên thu hút.
Mẹo viết kịch bản podcast hay
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn tạo nên một kịch bản podcast ấn tượng:
Kịch bản nên mang tính đối thoại
Thách thức lớn nhất của việc viết kịch bản podcast là giúp cho nó mang tính đối thoại. Nếu thiếu đi yếu tố này, chương trình sẽ biến thành buổi đọc kịch bản đơn điệu và nhàm chán. Tính đối thoại trong podcast còn hỗ trợ tăng sự tương tác của host với thính giả. Giọng nói truyền cảm, phong thái dẫn tự nhiên cùng lối kể chuyện lôi cuốn sẽ giúp chương trình thu hút được nhiều lượt xem, có được các khán giả trung thành.
Sử dụng những ghi chú đặc biệt
Sử dụng ghi chú đặc biệt là thủ thuật giúp người dẫn chương trình nắm bắt được những phần nội dung quan trọng, cần được nhấn mạnh. Hãy note vào kịch bản những đoạn cần dừng lại, tương tác, tâm sự, khai thác sâu hơn hoặc thể hiện cảm xúc. Đây là những yếu tố giúp thổi hồn cảm xúc vào kịch bản podcast của bạn, tăng sự tự nhiên và gần gũi.
Trước khi bắt đầu ghi hình, để chương trình diễn ra trơn tru hơn, người dẫn nên chủ động đọc lại kịch bản với các ghi chú đặc biệt và chỉnh sửa lại nếu cần thiết.
Chọn lựa nội dung và sắp xếp phù hợp
Để làm tốt điều này, trước tiên MC cần xác định được thời lượng podcast. Sau đó, bạn sẽ tìm nội dung và các câu hỏi liên quan; sắp xếp chúng sao cho phù hợp, logic nhất. Lời khuyên cho bạn là nên đặt các câu hỏi theo trình tự diễn biến của cuộc trò chuyện, tránh lan man hoặc hỏi không đúng trọng tâm.
Ứng biến phù hợp
Người dẫn chương trình không bắt buộc phải hoàn toàn tuân theo kịch bản mà có thể “tùy cơ ứng biến” với mỗi tình huống phát sinh. Bởi trong quá trình diễn ra buổi podcast, MC có thể nghĩ ra một số nội dung mới mẻ và quan trọng, hoặc bỏ bớt các nội dung không phù hợp.
Mô tả bối cảnh
Tuy nhiên, miêu tả bối cảnh không đồng nghĩa với việc giải thích chi tiết và tường tận từng đồ vật, hình ảnh có trong trường quay, MC chỉ cần xác định những phần chính cần mô tả cụ thể hơn cho người nghe podcast.
Duy trì tốc độ hợp lý
Những chương trình podcast chuyên nghiệp thường được duy trì tốc độ nhất quán, không quá nhanh hoặc không quá chậm. Ngoài ra, một podcast hoàn hảo không nên có bất kỳ khoảng dừng nào quá lâu.
Sử dụng các phân đoạn chuyển tiếp giúp cho podcast thêm ấn tượng và báo hiệu với khán giả về việc họ đang ở đâu trong câu chuyện. Một mẹo nhỏ là người dẫn có thể chia tập của mình thành các chương nhỏ với tiêu đề riêng, hoặc sử dụng số thứ tự để người nghe dễ dàng theo dõi hơn.
Mang tính cá nhân, riêng biệt
Một podcast mang đậm phong cách cá nhân và cá tính riêng biệt sẽ trở nên nổi bật trước các “đối thủ”. Là chính mình cũng dễ dàng và tự nhiên hơn so với việc cố gắng để trở thành phiên bản của người khác, ngay cả khi đó là một podcaster chuyên nghiệp. Do đó, hãy xây dựng kênh podcast của bạn với màu sắc riêng không trộn lẫn, điều này sẽ giúp bạn thu hút được tệp khán giả trung thành.
Nắm vững những lưu ý trong cách viết podcast trên đây sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình “xây kênh”. Với sự phát triển thần tốc của podcast, có thể dự đoán đây sẽ là một trong những nền tảng chủ chốt của truyền thông tương lai. Podcast đã và đang phát triển với các loại hình mới, trong đó bao gồm 3 hình thức phổ biến: podcast độc thoại, podcast phỏng vấn và podcast chương trình kể chuyện.
Các loại kịch bản podcast phổ biến
Podcast dạng độc thoại
Không giống với các loại hình khác, podcast độc thoại mang đậm tính cách “one man show”. Điều này có nghĩa, chỉ có một người dẫn trong suốt chương trình, tự họ kể chuyện và dẫn dắt người nghe vào câu chuyện. Hiện nay, podcast hài độc thoại là hình thức được nhiều người yêu thích. Các yếu tố hài hước được thêm vào câu chuyện giúp người nghe cảm thấy thoải mái và thư giãn.
Một trong những lợi thế của việc thực hiện show podcast độc thoại là bạn có thể thực hiện nhiều công đoạn hậu kỳ mà các định dạng podcast khác không làm được. Bạn có thể tùy ý cắt bớt, loại bỏ những phân đoạn không ưng ý, và lặp lại quá trình này đến khi thực sự hài lòng.
Podcast dạng phỏng vấn
Podcast phỏng vấn thường bao gồm 1-2 người dẫn và có các khách mời khác nhau cho mỗi tập. Đây là dạng podcast phổ biến nhất hiện nay, bởi nó không đòi hỏi quá nhiều kiến thức và có thể tạo nên sự đa dạng, phong phú cho chương trình.
Quá trình chuẩn bị thường là việc nghiên cứu về khách mời được phỏng vấn cho mỗi số lên sóng. Nội dung xoay quanh các câu hỏi và câu trả lời của cả 2 bên. Bên cạnh đó, việc tận dụng các kỹ năng mềm cũng được nhấn mạnh cần phát huy để buổi phỏng vấn trở nên tự tin hơn.
Podcast chương trình Kể chuyện
Hình thức kể chuyện không còn xa lạ với nhiều thính giả trên toàn thế giới. Đây là cách tiếp nhận thông tin xuất hiện lâu đời thông qua các phương tiện radio, FM.
Các tin tức về chính trị, kinh tế, đời sống, giải trí, thể thao,.. được ghi dưới dạng âm thanh để truyền tải cho người nghe. Hình thức này giúp thính giả có thể vừa làm việc vừa theo dõi tin tức.
Khác với radio, nơi các chương trình được phát sóng theo thời gian tuyến tính và biến mất ngay sau khi kết thúc, podcast là hình thức nội dung theo nhu cầu. Người nghe có thể tự do lựa chọn thể loại, chủ đề, nội dung,.. vào bất cứ đâu, bất cứ lúc nào một cách dễ dàng. Viết kịch bản podcast ấn tượng sẽ giúp bạn dễ dàng thu hút người xem, tạo ấn tượng cũng như sở hữu tệp khán giả trung thành.