Các cách xử lý âm thanh trong premiere sau sẽ là những “mẹo” hay để editor nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng từng dự án. Không phức tạp trong thao tác, chỉ cần các công cụ cơ bản, dù là newbie cũng hoàn toàn có thể chinh phục mà không mất nhiều thời gian, công sức.
Hướng dẫn xử lý âm thanh trong premiere chuyên nghiệp
Để sở hữu những thước phim chất lượng cao trong cả hình ảnh và âm thanh, những “thủ thuật” hay sau editor có thể tham khảo để nâng cao “tay nghề” cho mình.
Cách đồng bộ âm thanh
Âm thanh thực tế khi quay thường có chất lượng kém và lẫn nhiều tiếng ồn. Phương án dự phòng được nhiều người sử dụng là chuẩn bị một bản thu sẵn từ micro. Tuy nhiên khi ghép âm lại có sự chênh lệch giữa các file. Vì vậy, đồng chỉnh âm thanh trong premiere bằng đồng bộ là tính năng để giải quyết tình trạng này.
Để đồng bộ hai đoạn âm thanh, người dùng có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Bấm vào công cụ Selection Tool (V) hình mũi tên > Di chuyển trỏ chuột vào khu vực timeline và giữ chuột trái > Kéo thả để khoanh vùng chọn file gồm video 1, audio 1 (chất lượng thấp), audio 2 (chất lượng cao)

Bước 2: Nhấp chuột phải vào dải audio > Vào Synchronize > Chọn Audio > Tại Track Channel chọn 1 hoặc 2 (thông thường hiển thị trên thiết bị, ghi âm bằng mic và sound card thì là track 1) > Bấm OK

Bước 3: Click chuột hai lần tại khu vực ngoài của dải âm thanh và kéo thanh lăn phía dưới timeline để phóng to biểu đồ sóng

Bước 4: Nhấn vào công cụ Razor Tool, giữ phím Shift và bấm chuột để cắt hai đoạn âm thanh > Chọn Selection Tool > Khoanh vùng chọn > Tiến hành xoá


Bước 5: Để xoá file audio 1 (A1) kém chất lượng khỏi dự án, đầu tiên editor thực hiện cách tách âm thanh ra khỏi video bằng premiere bằng việc bấm chuột phải tại dải audio 1 > Unlink > Click tiếp vào dải âm thanh A1 > Delete (hoặc kết hợp Alt + click chuột vào audio 1 > Delete)

Tăng giảm âm lượng trong premiere
Tăng giảm âm thanh trong premiere là kỹ năng cơ bản mà bất kỳ editor nào cũng cần thành thạo. Trên premiere, âm lượng âm thanh được điều chỉnh đơn giản theo các cách cụ thể sau.
- Cách 1
Bước 1: Click chuột hai lần tại khu vực ngoài của dải âm thanh hoặc kéo thanh lăn phía dưới timeline để phóng to biểu đồ sóng của dải âm thanh cần tăng giảm âm lượng
Bước 2: Khi đó, trên dải âm thanh sẽ xuất hiện một đường ngang nhỏ. Bấm chuột và di chuyển đường ngang này để thay đổi độ lớn của âm thanh

Lưu ý: Trong quá trình chính sửa, âm lượng âm thanh còn dựa vào thiết bị nghe nên để đảm bảo độ lớn audio chuẩn nhất, editor cần chú ý khu vực thanh âm lượng bên phải (khuyến nghị trong mức vàng).
- Cách 2
Một cách khác để kiếm soát độ lớn của audio là bấm chuột phải vào dải âm thanh > Chọn Audio Gain. Tại Adjust Gain by gõ mức độ âm thanh cần tăng giảm trên đơn vị de-xi-ben (dB)

- Cách 3
Chọn âm thanh cần điều chỉnh > Tại bảng Effect Controls di chuyển xuống mục Volume > Tiến hành thay đổi mức âm lượng tại Level theo mong muốn. Có thể kết hợp keyframe để tinh chỉnh từng chi tiết.

Chỉnh âm Mono và Stereo
Thông thường, ghi âm từ micro và qua soundcard thì chỉ nghe được một kênh âm thanh (trái hoặc phải). Để nghe được cả hai bên, bạn cần bấm vào audio 2 (A2) > Bấm chuột phải > Vào Audio Channels. Khi bảng tuỳ chọn xuất hiện > Đánh dấu vào L (left – trái) hoặc R (right – bên phải) > Bấm OK là hoàn tất.

Khử tiếng ồn, tiếng nhép miệng
Trong quá trình thu sẽ có những đoạn âm thanh bị nhiễu do tác động môi trường. Để khử tiếng ồn sẽ có 4 bước:
Bước 1: Chọn mục Effect > Audio Effects > Tìm đến DeNoise đồng thời kéo thả vào dải âm thanh cần thay đổi

Bước 2: Vào Effect Controls > Tại DeNoise bấm vào Edit. Bảng tuỳ chọn xuất hiện, công cụ sẽ tự động điều chỉnh ở mức 40%. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi chỉ số theo nhu cầu.

Ngoài ra, trong quá trình thu âm sẽ xuất hiện tình trạng có tiếng “nhép miệng” gây khó chịu cho người nghe. Để hạn chế điều này có các bước thực hiện sau:
Bước 1: Di chuyển trỏ chuột đến phần âm thanh cần loại bỏ > Nhấp vào phần keyframe. Khi đó trên dải sóng âm sẽ xuất hiện dấu chấm đánh dấu chỉnh sửa.
Bước 2: Kéo thanh thời gian tiếp tục sang bên dải âm thanh, thao tác như bước 1 để đánh dấu dải sóng
Bước 3: Tương tự, di chuyển xuống phía gần cuối > Tạo thêm hai lần đánh dấu
Bước 4: Vào Selection Tool, kéo chuột thanh ngang thấp xuống là hoàn thành

Điều chỉnh giọng nói
Điều chỉnh giọng nói là cách để editor thay đổi tone giọng, “màu” giọng của mình linh hoạt theo từng trường hợp cần thiết. Để sử dụng chức năng này, người dùng cần thành thục các hướng dẫn sau.
Bước 1: Chọn Effect > Tại Amplitude and Compressor > Vào Multiband Compressor và kéo thả hiệu ứng vào dải âm thanh

Bước 2: Trên tuỳ chọn Effect Controls > Kéo xuống mục Multiband Compressor > Edit. Khi đó bảng tuỳ chọn xuất hiện > Tại Preset tiến hành chọn các đầu mục phù hợp (ở đây chọn Broadcast).

Bước 3: Người dùng sẽ tiến hành thay đổi các thông số phía bên dưới bảng

Cách ghép nhạc trong premiere
Video hoàn chỉnh không thể không kể đến phần nhạc. Để thêm nhạc cho video trong premiere, có 3 bước cơ bản sau:
Bước 1: Tại khu vực Project phía bên trái dưới cùng giao diện làm việc > Bấm chuột phải > Chọn New Bin và tiến hành đặt tên cho thư mục vừa tạo

Bước 2: Bấm chuột phải > Vào Import > Thêm file nhạc cần thêm vào dự án > Bấm Open

Bước 3: Để nghe thử nhạc, click hai lần vào file trên tab Project > Bấm Play khu vực phát bên trái màn hình video > Kéo file vào khu vực timeline để thêm

Bước 4: Nhấp phần Audio và thực hiện các thay đổi gồm:
- Audio Clip Mixer: kiểm soát âm thanh từng audio
- Audio Track Mixer: kiểm soát âm lượng và hiệu ứng âm thanh trong premiere

Với các bước hướng dẫn trên mong rằng đã giúp bạn đọc có thêm những kỹ năng hay trong xử lý âm thanh trên premiere từ cơ bản đến nâng cao. Và để sở hữu những track audio có chất lượng cao, bên cạnh những “thủ thuật” từ phần mềm, người dùng cũng cần chú trọng đến một số lưu ý quan trọng.
Những lưu ý xử lý âm thanh trong adobe premiere
Trong quá trình quay – dựng video cần được đầu tư hơn về thiết bị cũng như có những “tính toán” về tác động của các yếu tố ngoại cảnh để gia tăng chất lượng âm thanh.
Trong quá trình quay
Quay video được setup bài bản có vai trò cần thiết để tạo ra âm thanh không nhiễu, ít tiếng ồn. Vì vậy, trong quá trình quay bạn cần lưu ý các điểm sau:
- Sử dụng micro thu âm chống ồn chất lượng, tự động hoặc thụ động theo từng nhu cầu
- Tìm hiểu kỹ về thời tiết và bối cảnh quay phim để tránh những tác động xấu như mưa, sấm, gió, tiếng chim, tiếng xe cộ,…
- Khi thu giọng nói để micro sát người nói để đảm bảo giọng thu rõ ràng
Quá trình dựng video
Các “mẹo” hay sau editor cũng cần ghi nhớ trong quá trình dựng video:
- Tách rời âm và video thành track riêng biệt để dễ xử lý
- Lưu ý nhạc bản quyền từng nền tảng, có thể tham khảo một số kho nhạc miễn phí như Pixabay, NCS, thư viện Youtube, thư viện Premiere,…
- Đảm bảo thể loại âm thanh, âm lượng phù hợp từng phân cảnh video
Như vậy, Việt Producer đã gửi đến bạn các thông tin về cách xử lý âm thanh trong premiere chi tiết. Đừng quên lưu lại và áp dụng ngay cho các sản phẩm của mình để nâng cao chất lượng video cũng như “tay nghề” làm phim.
Ngoài ra, nếu bạn mong muốn phát triển theo hướng chuyên nghiệp trong mảng dựng phim, Việt Producer sẽ là gợi ý lý tưởng. Là đơn vị nhiều năm kinh nghiệm sản xuất phim – video marketing, Việt Producer tự hào mang đến cho hơn 200 khách hàng trong và ngoài nước hơn 1000 sản phẩm chất lượng. Bên cạnh các kinh nghiệm dựng và sử dụng phần mềm, tại đây bạn sẽ được đào tạo cách thức tối ưu hoá marketing và tư duy hình ảnh – thế mạnh mà không phải đơn vị nào cũng có được.