TVC Brief nên được viết thế nào để Producer dễ dàng thấu hiểu nhu cầu

Home » TVC Brief nên được viết thế nào để Producer dễ dàng thấu hiểu nhu cầu

Để hoàn thành các TVC quảng cáo, cần rất nhiều sự đồng điệu và hiểu ý giữa client, agency và Production House. Trong đó, điều quan trọng đầu tiên chính là hiểu về TVC brief. Bởi đây là sự khởi đầu của mọi quá trình công việc tiếp sau đó. Vậy nên làm thế nào để agency hiểu được mong muốn từ client trong sản phẩm của mình. Rồi từ đó truyền đạt cho các Production House. Tất cả nằm ở thông tin bên dưới.

Khái niệm và tầm quan trọng của TVC brief

TVC brief là gì?

TVC brief còn được gọi là creative brief, là một bản phát thảo sơ bộ định hướng sáng tạo của các client được thực hiện bởi creative team. Với nhiều thành viên đến từ các chuyên ngành khác nhau giúp cho bản brief có cái nhìn tổng quát và phong phú hơn.

TVC brief bước đầu giúp agency, Production house nắm bắt nhu cầu của client
TVC brief bước đầu giúp agency, Production house nắm bắt nhu cầu của client

Ngoài ra, brief cũng là phương tiện giúp agency hiểu được tất cả ý đồ bạn muốn đạt được trong dự án. Chúng còn được ví như một bản đồ, giúp bạn định hình được chiến lược truyền thông của mình, đi như thế nào cho nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Vì sao creative brief lại có ý nghĩa như thế?

Là một trong những chuẩn mực để đo lường tiến độ hoạt động. Hỗ trợ cho việc brainstorm idea không bị lệch hướng. Đây cũng chính là căn cứ để lập bảng kế hoạch kinh phí của hoạt động giúp cân bằng giữa sự sáng tạo và khả năng thực hiện.

Với một account executive của digital marketing thì đây là một khía cạnh quan trọng mà bạn cần phải nằm lòng và thực hiện tốt. Bởi bạn sẽ là một trong những người trực tiếp phải tham gia vào công việc này.

TVC brief như thế nào mới thực sự hiệu quả?

Ưu điểm của cái nghề làm dâu trăm họ này chính là bạn thỏa sức bay nhảy với những ý tưởng của mình cho một dự án. Nhưng có những khuôn khổ nhất định cần bạn phải đáp ứng để đạt được sự tối ưu hóa. Với cách viết TVC brief thì bạn cần:

Thông tin dự án ( Project information)

Bao giờ cũng thế dù thương hiệu của bạn có nổi tiếng và được nhiều người biết đến đâu thì cũng cần giới thiệu sơ lược về “Bạn là ai?”. Ở thông tin này thương hiệu cần cung cấp:

  • Thông tin lịch sử về doanh nghiệp (who are you?)
  • Địa chỉ doanh nghiệp : website, fanpage, hotline, mail…
  • Lĩnh vực hoạt động
  • Vai trò, sứ mệnh
  • Đối tượng khách hàng (target audienes)
  • Sản phẩm là gì? Vì sao lại có sự xuất hiện của sản phẩm này? Lý do để tin tưởng.
  • Mục tiêu của dự án lần này sẽ là gì ? Và bạn muốn đặt chúng trong một bối cảnh như thế nào? (what you want?)
  • Thời gian mong muốn nhận được bản đề xuất ý tưởng từ agency là bao lâu sau khi họ có bản brief từ client.

Phải chắc chắn rằng, tất cả những câu trả lời cho các dấu hỏi trên chính là lời chào đầu tiên mà agency nhận từ bạn.

TVC càng thành công thì Creative Brief lại càng phải đầy đủ, rõ ràng
TVC càng thành công thì Creative Brief lại càng phải đầy đủ, rõ ràng

Tình hình hiện tại ( Current state)

Đây sẽ là câu chuyện tóm tắt của hiện tại và quá khứ nhưng xoay quanh sản phẩm/ dịch vụ. Nếu là một dự án mới hoàn toàn thì bạn cần phải nêu chi tiết hơn các thông tin về thành phần, giá trị mang đến cho người tiêu dùng, những thách thức trước mắt nào cần phải giải quyết…

Nhưng nếu là một chiến dịch để khắc phục tình trạng trong quá khứ thì bạn cần liệt kê rõ những số liệu đã đạt được như doanh thu, số lượng hàng bán, hiệu quả chi tiết của dự án trước… Đồng thời bạn phải liệt kê rõ những điểm chưa thực hiện được để cải thiện cho TVC brand đợt này. Thể hiện rõ luôn những yếu tố có liên quan.

Ví dụ như bạn đã từng hợp tác với những KOLs nào trong đợt rồi và kết quả thu được từ họ như thế nào? Nguyên nhân do đâu? Và liệu bạn có nên tiếp tục để hợp tác hay tìm người mới như thế nào cho phù hợp?

Mục tiêu (Objective)

Những mong muốn khái quát của bạn ở thông tin dự án sẽ được triển khai chi tiết hơn trong phần này. Thông thường bạn có thể đưa phần KPI vào ngay đây. Tuy nhiên, thang đo KPI thường sẽ dựa vào các chỉ tiêu như lượt share, registered users, like…

Ngoài ra còn có các chỉ số phổ biến khác như lượt click, engagement, conversion rate. Tùy vào mục đích khác nhau, dựa vào TVC brief agency sẽ hỗ trợ bạn đưa ra những chỉ số đo lường phù hợp hơn. Đồng thời mục tiêu ở đây là xác định kế hoạch này mang tính chất ngắn hạn hay dài hạn. Đôi khi sẽ bị mơ hồ trong việc đặt KPI cho mục tiêu, điều này một phần cũng do không hiểu rõ đích đến của dự án.

Mục tiêu rõ ràng
Mục tiêu rõ ràng

Hãy mô tả cả bản chiến dịch truyền thông của TVC brand. Khi hiểu được cách lan tỏa đoạn TVC quảng cáo thì việc hình dung hướng đi của producer, những đoạn cut ghép chỉnh sửa hiệu ứng cũng có sự sắp đặt sẵn. Lúc này ý đồ trong từng khoảnh khắc cho sản phẩm cũng rõ ràng hơn, hiệu quả hơn cho bạn.

Đừng quên thêm vào đây phần Key Respone mà bạn mong muốn nhận lại từ đối tượng của mình nhé. Phản ứng sau khi xem cả một đoạn quảng cáo sẽ giúp cho producer có được cách chốt hạ câu chuyện tốt hơn theo những cách riêng nào đấy,

Các quy tắc định vị thương hiệu (tone and manner)

Trong TVC brief bạn cần thể hiện rõ những quy tắc định vị thương hiệu của mình cho từng sản phẩm như thế nào: về màu sắc, font chữ, hình ảnh… Để nhà sản xuất TVC có thể theo đó mà điều chỉnh cho chính xác. Việc này tránh được mất thời gian khi phải sửa đi sửa lại nhiều lần.

Chẳng hạn như nếu nó là một chiến dịch mảng truyền thông. Quy tắc ở đây có thể đề cập đến cách trả lời tương tác như thế nào.

Định vị màu sắc và cách xuất hiện của thương hiệu
Định vị màu sắc và cách xuất hiện của thương hiệu

Các yêu cầu bắt buộc (Mandatory)

Có thể nói đây chính là phần cương quyết nhất của creative team và không thể chỉnh sửa dù cố vấn bao nhiêu về mặt ý tưởng và chiến lược từ producer. Nội dung TVC brief của phần này thông thường chính là giá trị quan trọng sản phẩm hoặc là thông điệp, slogan, key message. Đây là phần quan trọng mà các client không thể thiếu sót khi thực hiện. Bởi nó thể hiện nét riêng độc đáo và là điểm nhấn cho tổng thể (Unique selling point).

Budget

Với những bản TVC brief được thực hiện bởi những client chuyên nghiệp sẽ có bản kinh phí cụ thể. Điều này là vô cùng tốt cho client vì khi procuder biết được sẽ có cách điều chỉnh các khâu sản xuất cho phù hợp. Tối ưu hóa ngân sách cho dự án khi biết rõ cần chi những gì và cắt giảm điều gì. Đây cũng là cách gián tiếp để thương lượng giá cả của hai bên.

Những thông tin bên trên là những hướng dẫn cụ thể về cách viết TVC brief cho client. Hy vọng bạn sẽ tham khảo thật kĩ và thực hiện cho mình một bản brief hoàn hảo nhất.

Việt Producer - Chuyên sản xuất phim doanh nghiệp, TVC

Share:

Trang Ái
Trang Ái

facebook  twitter  Tumblr  pinterest   Linkedin   instagram  Flickr

"Marketing có vai trò định vị sản phẩm, nâng tầm thương hiệu. Trong đó, mỗi video chất lượng sẽ là đòn bẩy hiệu quả cho mọi chiến dịch tiếp thị của doanh nghiệp."

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Gọi ngay
Chat zalo
Chat Zalo
vietproducer-giao-dien