Phim hoạt hình có thể nói là thứ không thể thiếu trong tuổi thơ mỗi người. Để cho ra đời một bộ phim hoạt hình sẽ sẽ khá phức tạp và tốn nhiều thời gian. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu quy trình làm phim hoạt hình để có cái nhìn rõ nét hơn về lĩnh vực này.
Cách tạo nên một bộ phim hoạt hình
Hẳn những người “ngoại đạo” khi được hỏi đến quy trình làm phim hoạt hình thì sẽ nghĩ rằng nó giống như làm các bộ phim thông thường. Tuy nhiên trên thực tế, làm phim hoạt hình phức tạp hơn rất nhiều. Và sự phức tạp ấy sẽ được bạn khám phá ngay sau đây.
Giai đoạn 1: Tiền sản xuất (Pre-production)
Thông thường, mỗi bộ phim hoạt hình đều có giai đoạn tiền sản xuất rất dài, đặc biệt những bộ phim nổi tiếng có thời gian tiền kì lên đến 1-2 năm.
Tiền sản xuất là giai đoạn nghiên cứu ý tưởng, thiết kế và lên kế hoạch cho toàn bộ dự án. Cụ thể, trong phần tiền sản xuất sẽ bao gồm các giai đoạn sau:
Ý tưởng
Mở đầu của mọi vấn đề là khi ý tưởng được hình thành. Tuy nhiên, việc có ý tưởng và triển khai nó cho phim hoạt hình thì phức tạp hơn rất nhiều. Bởi đó là những câu chuyện đa phần mang yếu tố giả tưởng. Tự bạn sẽ diễn biến mọi thứ trong suy nghĩ cho đến kết thúc. Nó có thể ngắn, có thể dài, cũng có thể bay nhảy, viển vông. Nhưng phải là mạch thống nhất và có thể hòa nhập trong tổng thể quy trình làm phim hoạt hình.
Ngoài ra, việc lên ý tưởng cũng có thể lấy từ những bộ manga thay vì tự nghĩ ra một điều hoàn toàn mới lạ. Việc phim hoạt hình được phát triển từ manga cũng không phải quá xa lạ. Thậm chí chúng thường rất thành công. Bởi mức độ nhận biết và sự yêu thích trước đó của độc giả. Đây có thể chính là nền tảng “ăn khách” đầu tiên trước khi phim được phát hành.
Ngoài ra, nếu như bạn có một đội ngũ biên kịch giỏi với những ý tưởng mới lạ và táo bạo thì việc sử dụng ý tưởng từ manga là không cần thiết. Bởi vì ý tưởng mới, không trùng lặp chắc chắn sẽ phù hợp hơn với sản phẩm của bạn.
Bản vẽ phân cảnh
Có thể hình dung đơn giản rằng đây chính là bước chuyển thể ý tưởng trong suy nghĩ, thành những ý tưởng có thể thấy được. Chuyển thể những điều đó thành hình ảnh, chuyển động… được thể hiện rõ từng chi tiết phân cảnh. Hay thậm chí là thể hiện cụ thể những phân cảnh, góc quay, lời thoại, ánh sáng. Người thực thi có thể là chính tác giả vẽ nên ý tưởng hoặc có thể là một đội chuyên thực hiện công đoạn này trong quy trình làm phim hoạt hình.
Đây được coi là một trong những điều vô cùng quan trọng quyết định thành công của video animation. Bởi việc bản vẽ phân cảnh giúp người xem dễ hiểu nhất về sơ lược bộ phim. Vì việc tạo nên phim hoạt hình cả về công sức và vốn cần rất nhiều sự đầu tư. Nên cơ hội cho tác giả chính là nhờ cả vào bản vẽ này.
Xem thêm: Bí quyết kiếm tiền trên Youtube bằng Video Animation nhanh nhất
Bản phác thảo nhân vật
Sau khi đã được duyệt tất cả ở hai bước trên, việc phác thảo nhân vật trong quy trình làm phim hoạt hình giúp cụ thể hóa những khoảnh khắc của nhân vật. Với mỗi phân cảnh sẽ có chính xác chi tiết về mô hình của nhân vật trong phim. Dựa vào bản vẽ phân cảnh và phong cách định hình cho từng nhân vật mà sẽ tạo nên những phiên bản đồ họa 2D.
Lúc này nhân vật cũng sẽ được hoàn thiện và gửi đến bộ phận có trách nhiệm tạo hình nhân vật cuối cùng. Đồng thời cũng giúp nhân vật không bị thay đổi về hình thức. Điều này giúp họ không bị nhầm lẫn khi phải làm việc với nhiều phân cảnh.
Dựng phim animatic
Đây là một dạng của chuyển động phân cảnh, tiền đề bản chỉnh sửa cuối cùng của toàn bộ dự án. Quá trình này được tạo ra ở dạng cơ bản nhất, bao gồm việc mô tả thời gian, trình tự dự án thông qua bản vẽ 2D.
Tạo nền cho nhân vật
Mỗi phân cảnh mà nhân vật diễn sẽ xảy ra tại không gian nào? Là quán cà phê, công viên, trường học… Vậy nên đây chính là lúc những bối cảnh làm nền cho nhân vật được tái hiện bằng hình ảnh 2D. Dĩ nhiên điều này cũng được thực hiện dựa trên bản vẽ phân cảnh. Ngoài ra nó nhằm mục đích triển khai trở nên thực thụ hơn thay vì hình ảnh thô.
Giai đoạn sản xuất (Production)
Giai đoạn sản xuất là khâu biến những nỗ lực trước đó trở thành hiện thực. Ở giai đoạn này, các yếu tố sẽ do các artist thực hiện, đảm bảo khung thời gian và chất lượng phù hợp với kế hoạch đã xác định.
Modeling và texturing
Để có được những nhân vật rất giống người thật, thì quy trình làm phim hoạt hình không thể bỏ qua tạo nét – modeling. Đồng thời, texturing sẽ phụ trách việc tô màu cho nhân vật và cảnh vật chi tiết xung quanh. Áng sáng nhẹ hay đậm, da hồng hào hay đen, chỗ nào cần chi tiết đổ bóng… tất cả nhờ texturing.
Lúc này mọi thứ từ bản vẽ phân cảnh sẽ càng chuẩn xác hơn, có hồn và có sức hút hơn. Tuy nhiên công đoạn này đòi hỏi người phụ trách không chỉ có sức tưởng tượng phá cách, phong phú nhưng cũng phải thực tế.
Ghép xương cho nhân vật trong phim hoạt hình
Người làm công tác này đòi hỏi sự khéo léo và tính toán thật thông minh. Bởi khi sắp xếp xương vào vị trí phù hợp cũng là lúc nhân vật được cài thêm các nút điều khiển. Phải thật tinh tế để nhân vật vừa hoạt động theo ý mình những cũng phải thật như người vì đấy chính là trung tâm của quá trình làm hoạt hình. Cảm giác người xem sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nhân vật thể hiện thông qua hành động.
Xem thêm: Animation graphics là gì? Cách phân biệt với motion graphics đơn giản
3D Layout (Bố cục)
Muốn làm được phần này thì nghệ sỹ phải hiểu về nhiếp ảnh, điện ảnh và quay phim để hiểu về góc quay, khung hình đẹp, ấn tượng và đúng ý đồ của đạo diễn. Hiểu một cách đơn giản thì phiên bản 3D của bộ phim hoạt hình 2D được gọi là bố cục 3D. Bố cục 3D bao gồm các thuộc tính 3D cơ bản như: hình dạng, kích thước, môi trường, hoạt ảnh nhân vật.
Làm 3D layout giống như cameraman quay phim, tuy nhiên, điều khác biệt là ở đay, người nghệ sỹ sẽ dùng camera ảo trong môi trường 3D, tùy theo bối cảnh, background sẵn có để đặt góc máy quay giống như bản phác thảo trong storyboard. Nhân vật hành động trong bao nhiêu giây thì người sản xuất cũng phải đặt góc quay cho khớp.
Đặt Pose (Tư thế)
Đây sẽ là giai đoạn setup tư thế cho nhân vật trong các hoạt cảnh diễn ra theo đúng storyboard đã duyệt trước đó. Quá trình này tưởng như đơn giản nhưng lại bao gồm những công đoạn “khó nhằn” đòi hỏi người 3D artist phải cực kỳ tỉ mỉ và cẩn thận để đặt đúng tư thế nhân vật. Với mỗi cảnh nhân vật 3D có các tư thế khác nhau, và mỗi pose ghép lại tạo thành hoạt cảnh chuyển động vô cùng sống động và mượt mà.
3D Animatic
Layout tạo ra đoạn phim được gọi là animatic. Animatic sẽ cho bạn thấy nhân vật trong hoạt cảnh đó sẽ diễn ra như thế nào, đặt góc máy nào cho đẹp để nắm bắt được cảm xúc nhân vật một cách tốt nhất. Đây là công đoạn rất quan trọng bởi nó sẽ cho thấy nhân vật trong bộ phim diễn xuất tốt hay dở, có lôi cuốn và thu hút được người xem hay không.
Animation
Animation là phần quan trọng và tốn nhiều thời gian, công sức nhất để tạo nên một video hoạt hình 3D. Quá trình này tạo chuyển động cho các đối tượng hoặc nhân vật 3D, background đã được đặt camera và bắt đầu tạo chuyển động sao cho ấn tượng và thu hút nhất. Để tạo được animation ấn tượng cho nhân vật, đòi hỏi 3D Artist phải có sự hiểu biết sâu rộng về đặc tính, cốt truyện, nội dung, cá tính , cảm xúc,… Thông qua bước tạo animation, khán giả cũng biết được kỹ năng của artist.
Lighting và VFX
Tùy theo bối cảnh, thời tiết, thời điểm mà artist có cách đặt ánh sáng cho phù hợp, nhằm làm nổi bật môi trường và nhân vật trong phim. Bước này cũng đòi hỏi sự cầu kỳ và sắp đặt nhiều từ người nghệ sỹ, bởi khung cảnh vui nhộn hay buồn bã, u sầu thì ánh sáng sẽ khác, hoặc khi cần nhấn mạnh thì ánh sáng sẽ chiếu trực tiếp vào chủ thể trung tâm.
Kỹ xảo VFX trong dựng phim animation là quá trình tạo hiệu ứng cho bộ phim hoặc các cảnh quay giả lập, không thể thực hiện ngoài đời. VFX trong phim hoạt hình là những chi tiết như: khói, nước, lửa,… hỗ trợ diễn tả chân thực và sinh động nhất.
Render
Đây là bước cuối cùng trong giai đoạn production. Render là quá trình xuất hình ảnh để chuẩn bị cho quá trình hậu kì và sản xuất ra những thước phim cuối cùng.
Giai đoạn Post – Production
Post Production là giai đoạn cuối cùng để tạo nên một bộ phim hoạt hình hoàn chỉnh, bao gồm các công đoạn: xử lý hậu kỳ, dựng phim, thêm âm thanh, lồng tiếng nhân vật,…
Lồng tiếng và thu âm cho nhân vật
Mỗi bộ phim hoạt hình nào cũng không thể thiếu đối thoại của nhân vật. Nên việc lựa chọn người thu âm hay thuyết minh phù hợp là vô cùng quan trọng. Đây cũng chính là quá trình tốn rất nhiều thời gian không kém gì những bước trên. Nếu giai đoạn này được thực hiện tốt thì chắc chắn bộ phim của bạn sẽ càng thành công hơn. Bởi người xem có thể nhớ lại được giai thoại và giọng nói của nhân vật đấy.
Xử lý hậu kì
Đây là bước tổng hợp tất cả những sản phẩm hoàn thành của các giai đoạn trên để hoàn thành bộ phim. Sửa chữa nét vẽ, căn chỉnh ánh sáng và bỏ bớt những chi tiết dư thừa bằng các phần mềm làm animation 3D. Xem lại những bước chuyển cảnh và còn điều gì chưa ổn. Yếu tố sử dụng trong bối cảnh không gian đã hợp lý chưa vv… Tất cả điều này đòi hỏi người edit phải thật chuyên tâm và có tính nghệ thuật để chiêm ngưỡng và phát hiện ra.
Âm nhạc, giọng nói và âm thanh cũng sẽ được chọn để cắt ghép cho phù hợp và hoàn chỉnh nhất. Mọi thứ phải đúng với tông điệu và khoảnh khắc mong muốn có được trong phim. Việc bỏ qua khâu này là một lỗi rất lớn của quy trình làm animation. Hình ảnh quyết định thành công là 8 điểm, nhưng để đạt 10 là nhờ cả vào bước này.
Như vậy, ngoài việc dùng sự sáng tạo, thông minh và trí tưởng tượng. Thì bạn còn có sự hỗ trợ của các công cụ kĩ thuật chuyên làm phim hoạt hình. Vậy nên sau khi hoàn thành, người làm phim có thể export, với điều kiện không có gì sai sót.
Quy trình làm phim hoạt hình của Việt Producer
Quy trình làm phim tại Việt Producer bao gồm đầy đủ các quy trình diễn ra theo đúng trình tự, bài bản nhằm mang đến những thước phim chất lượng tốt nhất cho khách hàng và đối tác.
Lựa chọn Việt Producer, khách hàng sẽ được trải nghiệm tiến trình làm việc chuyên nghiệp từ: khâu lên ý tưởng, bảng vẽ phân cảnh, phác thảo nhân vật, tạo nền, modeling và texturing, tạo bố cục 3D, animation video hoặc VFX,…
Với đội ngũ nhân sự giàu chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực làm phim 3D, VFX, cùng với trang thiết bị hiện đại sẵn sàng xử lý những giai đoạn hậu kỳ “khó nhằn”, chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách hàng, đối tác những sản phẩm chất lượng, có tâm và có tầm.
Nếu bạn muốn chúng tôi đồng hành trong một tác phẩm hoạt hình thì có thể truy cập trang chủ vietproducer.com để biết thêm thông tin.