Kỹ xảo VFX trong dựng phim animation

Home - Kiến thức kinh nghiệm hay - Kỹ xảo VFX trong dựng phim animation

Kỹ xảo vfx trong dựng phim animation có tác dụng gì? Animation và VFX có liên quan gì đến nhau? Liệu rằng animation ngày nay có được sử dụng thêm công nghệ VFX không?

VFX là kỹ xảo đứng đằng sau những thước phim mãn nhãn, hoạt cảnh sống động hay những cảnh quay cuốn hút trong các bộ phim bom tấn của Hollywood. Kỹ xảo này trực tiếp tạo ra những khung cảnh, vật thể không có thực hoặc không thể thực hiện. Nhờ vai trò cũng như hiệu quả to lớn, VFX đã và đang trở thành kỹ xảo điện ảnh không thể thiếu, góp mặt trong “mọi ngóc ngách, len lỏi vào từng góc nhỏ nhất trong cuộc sống thường ngày”.

Thế nào là VFX và animation?

Sự phát triển của công nghệ đã kéo theo xu hướng làm animation và VFX tăng trưởng nhanh chóng. VFX và animation đều là một trong những công nghệ “đón đầu xu hướng hiện nay”, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và mang đến nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ đam mê sáng tạo. Vậy, hai khái niệm này có gì khác nhau? Chúng có mối liên hệ như thế nào?

VFX

Visual effects hay VFX chính là tên gọi mà “dân ngành” hay nhắc đến khi đề cập về hiệu ứng kỹ xảo trong phim. Đây là quá trình xử lý cảnh quay thực, được thực hiện ở phim trường nhằm mục đích tạo ra hiệu ứng hình ảnh và video bắt mắt trong các bộ phim điện ảnh, truyền hình. Những người thực hiện visual effect phải đảm bảo thực hiện các kỹ xảo điện ảnh, hiệu ứng, âm thanh, ánh sáng,… sao cho chân thật và sống động nhất, truyền tải đúng thông điệp, nội dung nhà sản xuất yêu cầu.

Về bản chất, VFX là giai đoạn hậu kỳ xử lý các cảnh quay thô, tạo ra những cảnh quay không thể thực hiện ngoài đời thực hoặc gây khó khăn lớn cho đoàn làm phim. Đặc biệt, trong những trường hợp nhà sản xuất không muốn bỏ ra một khoản đầu tư “đắt đỏ” để quay đại cảnh, hoặc những tình huống gây nguy hiểm cho đoàn phim thì lúc này, VFX sẽ là giải pháp “cứu cánh” giúp đạo diễn sở hữu những thước phim như ý muốn.

Tóm lại, hiểu một cách đơn giản thì “VFX là kỹ xảo biến những thứ không thể thành có thể trong video”

Kỹ xảo vfx trong dựng phim animation
Kỹ xảo VFX trong phim Game of Thrones

Để tạo nên sự tuyệt vời của VFX. Các nhà dựng phìm phải sử dụng đến những phần mềm như Autodesk Maya, 3Ds Max, Foundry’s Nuke, Blackmagic fusion, Adobe Photoshop, Adobe after effects,… Không chỉ thế, kỹ xảo này còn áp dụng cho tất cả các loại phim ảnh và cả phim tài liệu.

Xem thêm: Chia sẻ 7 phần mềm làm kỹ xảo điện ảnh như phim Hollywood

Animation

Animation là loại hình nghệ thuật diễn hoạt hình ảnh, tạo chuyển động cho vật thể, hình ảnh, thường được ứng dụng trong làm phim hoạt hình hoặc trò chơi điện tử.

Về bản chất, animation là phương pháp “thổi hồn” vào vật thể tĩnh, giúp chúng trông sống động và thu hút hơn. Để làm được điều này, những người làm animation phải sử dụng các phần mềm chuyên dụng. Ngày nay, đa số các video animation đều được tạo ra trên máy tính.

Việc vẽ những hiệu ứng trong animation có thể đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Nhưng kết quả nhận được chưa thực sự tốt. Nên nhiều Producer thường sử dụng thêm kỹ xảo VFX vào trong những bộ phim hoạt hình của mình. Từ đó gia tăng hiệu quả và hiệu suất trong quá trình làm phim.

Xem thêm: Hiệu ứng animation là gì? 3 cách tạo animation cho “newbie”

Vai trò của VFX trong animation

Mọi thứ luôn cần sự bứt phá và sáng tạo độc đáo. Animation cũng như thế. Nếu chỉ là những chuyển động đơn giản như bình thường thì có lẽ hàng loạt animation như frozen, kung fu Panda… sẽ không trở nên hấp dẫn và nhận được những phản hồi tuyệt vời từ đông đảo khán giả trên toàn thế giới. Nhờ kỹ xảo VFX, những thước phim đó đã trở nên đặc biệt và thu hút hơn.  

Hiện nay, không chỉ các bộ phim bom tấn của Hollywood, mà những bộ phim khoa học viễn tưởng hay TVC quảng cáo, game, video music,… chúng ta tiếp xúc hàng ngày đều có sự tham gia của VFX.
Kỹ xảo điện ảnh góp mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống đều tạo ra sự cuốn hút, sống động riêng. 

Kỹ xảo vfx trong dựng phim animation
VFX đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của các video animation

Có thể nói, mối quan hệ “cộng sinh” chính là cách diễn tả về sự kết hợp của animation và VFX khi muốn tạo lên những bộ phim hoạt hình ấn tượng nhất.

Tổng hợp lại, bạn có thể hiểu VFX có 4 công dụng chính:

  • Tạo hiệu ứng cảnh quay như núi lửa, sóng thần, động đất…
  • Tạo bối cảnh ảo như người hành tinh, lòng đất, vũ trụ…
  • Tạo nhân vật ảo. Ở đây có thể là nhân vật ảo hoàn toàn bằng xử lý kĩ thuật hoặc từ diễn viên thật.
  • Chỉnh sửa 3D dựa trên bối cảnh gốc.

Ngoài ra, bộ phận hùng hậu phía sau là các phòng ban phục vụ để tạo nên kỹ xảo VFX trong dựng phim animation. Nếu hiểu hơn về họ, chắc chắn sẽ làm bạn choáng ngợp hơn về mức độ kỳ công của nó. Chẳng hạn như: phòng mỹ thuật, phòng nghiên cứu và phát triển, phòng diễn hoạt, matchmove, lighting…

Xem thêm: Tổng hợp 10+ phần mềm làm Animation 3D chuyên nghiệp nhất

Phân loại kỹ xảo VFX

Kỹ thuật CGI (Computer-Generated Imagery)

Đây là phương pháp sử dụng máy tính nahwmf mục đích tạo ra các hiệu ứng đặc biệt trong truyền hình, điện ảnh,… CGI thường đực ứng dụng để tạo ra những cảnh quay không thể thực hiện trong thực tế. Đây là công cụ mạnh mẽ trong việc tạo ra những hình ảnh độc đáo và ấn tượng trong ngành công nghiệp điện ảnh.

Một số ứng dụng của CGI có thể kể đến như:

  • Tạo ra hình ảnh quái vật, sinh vật hư cấu
  • Phong cảnh không có thực
  • Thế giới vũ trụ và các hành tinh ảo
  • Cảnh quay nguy hiểm
Kỹ xảo vfx trong dựng phim animation
Công nghệ CGI trong Iron Man 3

Kỹ thuật phông xanh

Kỹ thuật phông xanh (compositing hay chroma keying) là một trong những kỹ xảo dùng để ghép video, hình ảnh với nhau. Với những cảnh phim được quay với phông xanh, editor sẽ thay thế phông xanh bằn các hình ảnh, vật thể trong quá trình hậu kỳ. Lúc này, kỹ thuật VFX được sử dụng để loại bỏ màu xanh, tạo chỗ trống để chèn các nội dung phù hợp.

Sử dụng phông xanh trong quá trình làm phim hỗ trợ tạo ra những cảnh quay và hiệu ứng mà ngoài đời không thể thực hiện. Nó được ứng dụng rộng rãi trong phim khoa học viễn tưởng, phim hành động,..

Ghi hình chuyển động

Ghi hình chuyển động (Motion Capture) là phương pháp ghi lại chuyển động của đối tượng, hình ảnh, con người thành dữ liệu số hóa. Đây là kỹ thuật đính các cảm biến hoặc đánh dấu trên cơ thể đối tượng cần tạo chuyển động.

Cảm biến được các Visual Effects Artist gắn trực tiếp lên các điểm quan trọng trên cơ thể như: khung xương, tay, mặt, chân,.. Việc này có tác dụng giúp ghi lại các thông số: vị trí, tốc độ di chuyển, hướng của các điểm trong không gian.

Khi đối tượng hoặc các diễn viên thực hiện chuyển động, các cảm biến này sẽ ghi lại dữ liệu về chuyển động đó. Sau đó, quá trình hậu kỳ sẽ chuyển đổi và xử lý thành một mô hình 3D, nhân vật 3D có chuyển động tương tự.

Kỹ xảo vfx trong dựng phim animation
Cảm biến được các Visual Effects Artist gắn trực tiếp lên các điểm quan trọng trên cơ thể như: khung xương, tay, mặt,

Kỹ thuật Motion Capture cho phép tái hiện chính xác và chân thực chuyển động của con người trong môi trường số hóa. Do đó, nó được ứng dụng rộng rãi trong nhàng game, công nghiệp điện ảnh, truyền hình hoặc quảng cáo,…

Các công đoạn dựng VFX

Tiền kỳ và hậu kỳ chính là hai giai đoạn mà mọi người nhắc đến VFX trong quá trình làm phim. Ở giai đoạn đầu, người làm công tác VFX sẽ phải hiểu được ý đồ tác giả thông qua bản phác thảo mô hình. Từ đó kết hợp cùng CGI để tạo nên mô hình, hay bối cảnh phụ vụ cho việc quay phim. Và chuyển những hình ảnh từ 2D sang 3D giúp đơn giản hơn trong việc xác định góc quay và dựng bối cảnh ở hậu kỳ.

Và ở giai đoạn cực kỳ quan trọng và mang yếu tố quyết định như hậu kỳ thì trách nhiệm và công việc càng nặng hơn. Vì là chặn cuối của phim, nên yêu cầu mọi thứ điều kiểm soát chặt chẽ và nói không với sai sót.

Đầu tiên sẽ thực hiện công tác ghi lại các quỹ đạo của máy quay trong không gian 3 chiều. Tiếp theo sẽ vẽ lại những viễn tưởng hoặc cảnh nền khó thực hiện ngoài thực tế hoặc có thể làm tốt hơn phần mềm khác. Và cuối cùng là cắt đối tượng lồng vào cảnh phù hợp. Đồng thời xử lý đồ họa, hiệu ứng, chuyển động, giả lập không gian và ghép nối lại cho hoàn chỉnh.

Những thông tin về kỹ xảo VFX trong dựng phim animation. Cũng như VFX và Animation có liên quan gì đến nhau. Được chúng tôi chia sẻ ở trên là những điều đã tạo nên các tác phẩm tuyệt vời cho mọi người. Hy vọng rằng qua những chia sẻ kiến thức trên, giúp bạn có được cái nhìn đúng và chính xác hơn về VFX trong những bộ phim animation.

Việt Producer - Chuyên sản xuất phim doanh nghiệp, TVC

Share:

Trang Ái
Trang Ái

facebook  twitter  Tumblr  pinterest   Linkedin   instagram  Flickr

Tôi là Trang Ái, có đam mê với video cho doanh nghiệp. Hiểu được rằng video là trợ thủ đắc lực để định vị sản phẩm, nâng tầm thương hiệu. Vì thế, tôi mong muốn lan tỏa kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực này để tạo giá trị hữu ích cho người đọc.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Scroll to Top