Chiến lược marketing là gì? Hướng dẫn xây chiến lược marketing bài bản

Home - Kiến thức kinh nghiệm hay - Chiến lược marketing là gì? Hướng dẫn xây chiến lược marketing bài bản

Hỗ trợ lớn trong việc đưa thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp “vươn biển lớn” phải kể đến các chiến lược marketing đầy đủ và chuyên nghiệp. Vậy chiến lược marketing là gì

Chiến lược marketing là gì?

Chiến lược marketing là kế hoạch tiếp thị tổng thể gồm tất cả các mục tiêu và lộ trình thực hiện bài bản các hoạt động tiếp thị trong doanh nghiệp. Tất cả đều được xây dựng thông qua nghiên cứu, phân tích thực tế về thị trường, đối thủ, thương hiệu đến các chiến lược thực thi giúp thương hiệu tiếp cận đến đông đảo người dùng. Từ đó, tăng tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ.

chiến lược marketing là gì
Chiến lược marketing là kế hoạch tiếp thị tổng thể gồm các mục tiêu và lộ trình thực hiện các hoạt động tiếp thị (Ảnh sưu tầm)

Một số mô hình chiến lược tiếp thị phổ biến được nhiều doanh nghiệp và nhà tiếp thị sử dụng hiện nay có thể kể đến như:

SWOT

SWOT là viết tắt cho các từ tiếng Anh nổi bật của mô hình gồm:

  • Strengths: Điểm mạnh
  • Weaknesses: Điểm yếu 
  • Opportunities: Cơ hội
  • Threats: Thách thức

Marketing 4P

Chiến lược này gồm các chữ P chủ chốt như:

  • Product – Sản phẩm: là tận dụng USP (lợi điểm bán hàng độc nhất), KSP (điểm bán hàng nổi bật) của sản phẩm/dịch vụ để kích thích người dùng mua hàng. 
  • Price – Giá thành: là việc đưa ra các chiến lược về giá phù hợp với từng thời điểm, từ đó thu hút khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng.
  • Place – Địa điểm: là việc nghiên cứu, xác định các kênh phân phối online/offline để giản lược các bước đưa sản phẩm/dịch vụ đến tay khách hàng.
  • Promotion – Quảng bá: xây dựng các hoạt động quảng bá, xúc tiến bán hàng, tiếp thị sản phẩm/dịch vụ trên các kênh để tối ưu hiệu quả chuyển đổi.

Marketing 7P

7P được xem là có sự pha trộn giữa 4P cùng các yếu tố bổ trợ khác. Mô hình này gồm 7 yếu tố:

  • Product (Sản phẩm)
  • Price (Giá cả)
  • Place (Địa điểm)
  • Promotion (Quảng bá)
  • People (Con người)
  • Process (Quy trình)
  • Physical Evidence (Cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ marketing)

Marketing 4C

4C có thể được xem là sự cải tiến và kết hợp hiệu quả từ mô hình 4P. Mô hình bao gồm:

  • Customer Value – Giá trị mang lại
  • Cost – Chi phí
  • Convenience – Thuận tiện
  • Communication – Truyền thông và giao tiếp

SMART

SMART là một trong những mô hình tiếp thị hiệu quả nhất trong chiến lược kinh doanh. Mô hình áp dụng được nhiều lĩnh vực khác nhau. SMART bao gồm các yếu tố:

  • Specific (Cụ thể)
  • Measurable (Đo lường được)
  • Actionable (Tính khả thi)
  • Relevant (Sự liên quan)
  • Time-Bound (Hạn đạt được mục tiêu)

Nhìn chung, chiến lược marketing luôn đóng vai trò nền móng giúp các thương hiệu đạt được mục tiêu thu về là doanh số. Tuy nhiên, không nhiều doanh nghiệp hiểu được điều này. Vì thế, mảng tiếp thị của họ gặp nhiều trở ngại mà thậm chí họ không thể nhận ra. Đây là vấn đề nan giải mà bản thân những người điều hành cần phải nắm được trước khi hình thành tổ chức của mình.

Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược marketing?

Một chiến lược quảng cáo tiếp thị chất lượng mang lại cho doanh nghiệp nhiều giá trị. Công dụng dường như khó đong đếm được trong thời gian ngắn nhưng không được phép bỏ qua nếu muốn phát triển bền vững.

Tăng nhận diện thương hiệu

Chiến lược marketing hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và tăng độ “phủ sóng” đến người tiêu dùng. Một số kết quả có thể thấy:

  • Hình ảnh thương hiệu đồng nhất, dễ nhận diện trên mọi kênh
  • Tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa thương hiệu với khách hàng mục tiêu
  • Tăng độ nhận diện nhờ khả năng lan tỏa của các kênh online và offline

Thể hiện sự chuyên nghiệp, tăng uy tín và tin cậy cho thương hiệu

Việc thương hiệu hay sản phẩm/dịch vụ tiếp cận đúng đối tượng, đúng insight người dùng giúp: 

  • Quảng bá chất lượng, nhấn mạnh điểm khác biệt hữu ích của thương hiệu với người dùng một cách rõ ràng.
  • Sự xuất hiện của sản phẩm/ dịch vụ ở nhiều nơi góp phần tạo dựng sự tin cậy của thương hiệu với người dùng.

Thu hút khách hàng tiềm năng, thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận

Một chiến lược marketing hiệu quả sẽ có phương pháp thực hiện phù hợp, đúng với tình hình doanh nghiệp và điều kiện khách hàng – thị trường. Điều này giúp thương hiệu đánh đúng và trúng insight khách hàng mục tiêu, tối ưu chi phí marketing từ đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. 

chiến lược marketing là gì
Chiến lược marketing hiệu quả giúp thương hiệu gia tăng tỷ lệ chuyển đổi (Ảnh sưu tầm)

Nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường so với đối thủ

Chiến lược thực hiện thành công bên cạnh phát huy tối đa tiềm năng nội tại doanh nghiệp thì cần hiểu rõ đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp doanh nghiệp nắm rõ, học hỏi các thế mạnh và hạn chế nhược điểm của đối thủ, từ đó tăng tính cạnh tranh cho thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ. 

Như vậy có thể thấy, chiến lược marketing có vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp tăng nhận diện, gắn kết khách hàng, tạo niềm tin và thúc đẩy doanh số bán hàng hiệu quả. Nhưng để thực hiện được một campaign chất lượng và thu hút khách hàng, một lộ trình bài bản là yếu tố không thể bỏ qua. Đó là điều mà marketer và doanh nghiệp cần nắm vững.

Hướng dẫn xây dựng chiến lược marketing bài bản 

Một chiến lược marketing bài bản cần được tiến hành theo các bước cụ thể sau:

Xác định rõ ràng mục tiêu của chiến lược

Một chiến lược thành công hay không cần xác định rõ mục tiêu. Các mục tiêu đặt ra cần đúng hướng, đầy đủ và phù hợp với tình hình doanh nghiệp và thị trường. 

Các yếu tố giúp xác định mục tiêu tiếp thị:

  • Thương hiệu (độ phổ biến, giá trị, định vị, thị phần thị trường)
  • Tăng trưởng doanh nghiệp (sản lượng, tài chính, doanh số – lợi nhuận bán hàng)
  • Sản phẩm (thế mạnh, hạn chế, giá thành,…)
  • Khách hàng (độ tuổi, giới tính, sở thích, thu nhập, khu vực địa lý,…)

Nghiên cứu khách hàng – thị trường

Nghiên cứu thị trường và khách hàng là tìm kiếm, khảo sát thực tế một cách toàn diện và chuyên sâu. Đồng thời tiến hành nghiên cứu để đưa ra những đặc điểm chính của thị trường và khách hàng. 

Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như Pestle, Ansoff, SWOT,… Hoặc ma trận Directional Policy Matrix (hay DPM) để xác định chi tiết hơn các đặc điểm của khách hàng mục tiêu.

Chọn chiến lược và tiến hành lên kế hoạch 

Chọn chiến lược marketing phù hợp về giá trị sản phẩm/thương hiệu và giá trị mang lại cho khách hàng. Ngoài ra, campaign cũng cần hợp với sản phẩm/dịch vụ, bản sắc thương hiệu và kênh truyền thông – marketing. Sau đó marketer lên kế hoạch đầy đủ gồm các mục như:

  • Kế hoạch tổng thể
  • Kế hoạch nội dung
  • Kế hoạch cho các kênh tiếp thị
  • Kế hoạch cho hoạt động bán hàng, sau bán hàng
  • Kế hoạch phân phối và hỗ trợ khách hàng,…

Thực hiện các đầu việc theo kế hoạch

Kế hoạch công việc cần có thứ tự ưu tiên từng việc để mang lại hiệu quả tốt nhất. Một lưu ý nhỏ là doanh nghiệp nên chia nhỏ mục tiêu chung thành các mục tiêu nhỏ hơn để dễ dàng triển khai và giám sát.

Theo dõi kết quả, phân tích và đánh giá

Bước này doanh nghiệp cần có kế hoạch chi tiết về mục tiêu và các chỉ số, cách đo lường kết quả bám sát mục tiêu đó. Từ những phân tích, nhà hoạch định đề ra giải pháp và có hành động xử lý kịp thời nhằm phát huy tối đa hiệu quả, hạn chế những rủi ro không đáng có xảy ra.

chiến lược marketing là gì
Doanh nghiệp cần có kế hoạch chi tiết về mục tiêu và các chỉ số, cách đo lường kết quả bám sát mục tiêu đó (Ảnh sưu tầm)

Như vậy với các bước thực hiện ở trên sẽ giúp doanh nghiệp có thể hoạch định được một bản kế hoạch cụ thể cho chiến lược tiếp thị sản phẩm/thương hiệu. Tùy theo tình hình mỗi đơn vị mà bạn sẽ có những điều chỉnh khác nhau sao cho phù hợp nhất.

Việt Producer - Chuyên sản xuất phim doanh nghiệp, TVC

Share:

Trang Ái
Trang Ái

facebook  twitter  Tumblr  pinterest   Linkedin   instagram  Flickr

Tôi là Trang Ái, có đam mê với video cho doanh nghiệp. Hiểu được rằng video là trợ thủ đắc lực để định vị sản phẩm, nâng tầm thương hiệu. Vì thế, tôi mong muốn lan tỏa kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực này để tạo giá trị hữu ích cho người đọc.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Scroll to Top