Kênh truyền thông từ lâu vốn được coi là công cụ tiếp thị quan trọng, là phương tiện để doanh nghiệp truyền tải thông điệp và quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ số, việc tận dụng các phương tiện truyền thông vào các chiến dịch kinh doanh là cần thiết.
Khái niệm kênh truyền thông
Khái niệm
Kênh truyền thông là công cụ để truyền tải thông điệp từ người gửi đến người nhận thông qua đường riêng hoặc kênh công cộng. Từ đó thông tin được truyền tải đến đông đảo công chúng mục tiêu.
Hiện nay, các kênh truyền thông được chia thành 2 loại: kênh truyền thông trực tiếp và gián tiếp.
Các dạng truyền thông chính
- Trực tiếp
Truyền thông trực tiếp thông qua các phương tiện riêng hoặc công cộng để truyền tải thông tin: tư vấn trực tiếp qua điện thoại, tư vấn đối mặt, quảng cáo qua event, sự kiện,…
- Gián tiếp
Kênh truyền thông gián tiếp là cách truyền phát thông điệp hướng đến khán giả mà không cần tiếp xúc hoặc giao tiếp trực tiếp. Chúng bao gồm: báo chí, tạp chí, áp phích, quảng cáo trên phát thanh, truyền hình, thư, diễn đạt, internet,…
Đa số các thông điệp truyền thông gián tiếp đều được truyền tải qua các phương tiện có trả phí. Trong đó, một loại hình nổi bật có thể kể đến như video marketing.
Việc hiểu biết khái niệm kênh truyền thông cũng như các hình thức phổ biến sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp, agency và marketer lựa chọn đúng kênh để “đánh trúng” vào khách hàng mục tiêu. Ngày nay, xu hướng công nghệ phát triển khiến cho phương tiện truyền thông là công cụ hữu ích để tăng độ phủ với khách hàng, giúp gia tăng doanh thu.
Các kênh truyền thông marketing phổ biến nhất hiện nay
Kênh truyền thông là yếu tố quan trọng đối với bất kì doanh nghiệp nào muốn đưa sản phẩm, dịch vụ tiếp cận gần hơn khách hàng mục tiêu. Do đó, mỗi khi thương hiệu có kế hoạch tung ra thị trường những sản phẩm hoặc chiến dịch mới thì kênh truyền thông lại trở thành vấn đề được cân nhắc và lựa chọn kỹ càng. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, Việt Producer sẽ phân tích các kênh truyền thông được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Website
Website là giải pháp truyền thông, quảng cáo cho doanh nghiệp thực hiện các chiến dịch digital marketing hiệu quả. Một doanh nghiệp muốn tạo sự chuyên nghiệp và mở rộng ảnh hưởng trên thị trường kinh doanh, không thể không xây dựng một website uy tín.
Bên cạnh những vai trò như xây dựng thương hiệu, kết nối với khách hàng, quảng bá rộng rãi hình ảnh doanh nghiệp, website còn là công cụ tạo tỷ lệ chuyển đổi và bán hàng.
Thông thường, website sẽ giới thiệu dịch vụ, sản phẩm, tổng quan về công ty, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, cũng như đánh giá của khách hàng,… do đó đây chính là nơi lý tưởng để thương hiệu phát những quảng cáo nhằm thu hút khách hàng.
SEM (Search Engine Marketing)
SEM (Search Engine Marketing) là hình thức tiếp thị qua các công cụ tìm kiếm. Đây là quá trình sử dụng quảng cáo để đảm bảo sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu xuất hiện trên kết quả của các công cụ tìm kiếm. SEM bao gồm cả tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO và quảng cáo trả phí PSA.
Theo khảo sát, người dùng hiện nay có thói quen truy cập vào công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc,… để tìm kiếm và thu thập thông tin. Các trang web ở vị trí đầu tiên sẽ tiếp cận với người dùng tốt hơn. Vì lẽ đó, SEM rất quan trọng nếu bạn muốn website của mình xuất hiện với các thứ hạng hàng đầu. Lượt truy cập cao có thể hỗ trợ nâng cao độ nhận diện thương hiệu, tạo sự uy tín cho doanh nghiệp và đem lại nhiều hứa hẹn cho việc mua bán trực tuyến.
Social media
Social media sử dụng nền tảng mạng xã hội để gắn kết khách hàng, nhờ đó tạo sự nhận biết và gia tăng hoạt động tiếp cận người tiêu dùng, thúc đẩy tăng doanh số. Hoạt động marketing trên social media bao gồm: sáng tạo content, chạy quảng cáo, phân tích kết quả,…
Theo thống kê của Statista, đến năm 2025, sẽ có hơn 4 tỷ người sử dụng mạng xã hội. Tại Việt Nam, tính đến đầu năm 2023, có 77 triệu người dùng Internet, chiếm 79,1% tổng dân số. Ngoài ra, số lượng người dùng mạng xã hội cũng đạt con số 70 triệu. Con số “biết nói” này cho thấy mức độ sử dụng internet của người Việt là rất cao, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp tận dụng làm công cụ marketing hiệu quả.
Bởi vậy, thực hiện marketing trên nền tảng như: Facebook, Tiktok, Youtube,.. sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận đông đảo công chúng mục tiêu.
Việc tận dụng social media làm kênh truyền thông có tác dụng duy trì mối quan hệ với khách hàng, đồng thời tăng sự chuyển đổi. Thông qua những nội dung hữu ích mà doanh nghiệp thường xuyên đăng tải trên mạng xã hội, doanh nghiệp có thể tạo dựng niềm tin, xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng.
Youtube
Với khoảng 60 triệu người dùng, Việt Nam xếp thứ 9/10 quốc gia có lượng người dùng Youtube thường xuyên (theo DataReportal, 2023). Youtube được coi như một công cụ marketing, truyền thông hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhờ sự phổ biến và những ưu điểm nổi bật trong hoạt động digital marketing: khả năng truyền tải rộng rãi, tiếp cận đa dạng khách hàng, tỷ lệ chuyển đổi cao,… Ngày càng nhiều TVC quảng cáo, video marketing, phim doanh nghiệp, phim sản phẩm,… được đăng tải rộng rãi trên youtube để dễ dàng tiếp cận khách hàng.
Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường DataReportal vào năm 2023, Việt Nam có 66 triệu người dùng Facebook và nằm trong top 10 quốc gia có lượng người dùng mạng xã hội này nhiều nhất thế giới.
Việc quảng cáo trên nền tảng Facebook tại Việt Nam mang đến cơ hội tiếp cận rộng rãi, đa dạng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đối mặt với thách thức bởi yêu cầu giới hạn độ tuổi và đối tượng sử dụng của nền tảng này để có chiến lược marketing phù hợp.
Được coi như “sân chơi” hấp dẫn cho doanh nghiệp, Google là công cụ tìm kiếm lớn và được ưa chuộng nhất hiện nay. Tận dụng Google vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức khi thương hiệu phải cạnh tranh với hàng triệu đối thủ khác cũng đang tận dụng nền tảng này để làm kênh truyền thông. Muốn cạnh tranh trên Google hiệu quả thì doanh nghiệp phải xây dựng landing page hoặc website có thông tin hay, hữu ích và hình ảnh đẹp để giữ chân khách hàng lâu hơn, hỗ trợ tăng thứ hạng tìm kiếm.
Email marketing
Email marketing là hình thức sử dụng thư điện tử để quảng bá về sản phẩm, thương hiệu và cung cấp email đến người tiêu dùng tiềm năng. Hoạt động này nhằm duy trì mối quan hệ với khách hàng thân thuộc, tạo sự gắn bó, và khuyến khích hành động mua hàng tiếp theo. Ngoài ra, đây còn là kênh truyền thông hiệu quả để tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Có thể thấy rằng, kênh truyền thông là yếu tố quan trọng, góp phần quyết định sự thành công của các chiến dịch marketing. Nắm chắc từng tác dụng của các kênh truyền thông trên, doanh nghiệp sẽ dễ dàng lựa chọn công cụ quảng bá phù hợp với khách hàng mục tiêu.